Cô giáo “làm mới” những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ_tỷ số vô địch pháp

 人参与 | 时间:2025-01-26 02:30:22

Sau những lớp cửa sắt nghiêm ngặt của Trường Giáo dưỡng số 2 (thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam,ôgiáolàmmớinhữngđứatrẻngỗngượclầmlỡtỷ số vô địch pháp cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an), tôi được gặp cô giáo có vóc người nhỏ nhắn, nhẹ nhàng - Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên của những đứa trẻ từng có quá khứ lỡ lầm. 

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, cô Lụa vào công tác tại Đội giáo viên văn hóa Trường Giáo dưỡng số 2 với nhiệm vụ chính là giảng dạy văn hóa cho học viên.

Cô lụa 1.jpg
Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an). Ảnh: Thanh Hùng.

Học viên tại đây chủ yếu là trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi, vi phạm pháp luật, từ trộm cắp, gây rối trật tự tới hiếp dâm; vận chuyển, tàng trữ, buôn bán ma túy; giết người. Các em thường mang tâm lý nặng nề, tự ti. 

Thường bỏ học lâu ngày, nhiều em thiếu kiến thức cơ bản, không có động cơ, mục đích học tập. Có em còn tái mù chữ.

Vào dạy học, cô Lụa cũng làm quen việc đối diện với những học viên tay chân đầy xăm trổ, lầm lỳ.

Không phân biệt độ tuổi, qua các chương trình rà soát trình độ, học viên được nhà trường chia vào các lớp học chữ. Việc học kết thúc khi học viên hoàn thành chấp hành theo mức độ vi phạm (từ 6 tháng đến tối đa 2 năm).  

Song song với việc việc giảng dạy văn hóa, cô Lụa cùng các đồng nghiệp kết hợp giáo dục đạo đức, pháp luật, định hướng cho các em lối sống lành mạnh, có trách nhiệm hơn.

“Chúng tôi không chỉ dạy kiến thức mà còn đan xen những bài học cuộc sống, để cảm hóa, động viên các em trở thành người biết yêu thương, sống có ích cho gia đình và xã hội”.

Cô lụa 4.JPG
Học viên của cô Lụa là trẻ dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật với đủ mức độ từ trộm cắp đến hiếp dâm, giết người. Ảnh: Thanh Hùng.

Ngoài những tiết lên lớp, cô Lụa sẵn sàng chia sẻ với các em trong giờ ra chơi, sinh hoạt ngoại khóa hoặc bất cứ khi nào học viên cần hỗ trợ. “Tôi luôn nghĩ mình không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn như người mẹ thứ hai, động viên, giúp đỡ các em vượt qua mặc cảm để học tập, rèn luyện thật tốt”.

Ngoài việc uốn nắn từng con chữ, truyền đạt kiến thức gắn với cuộc sống, cô Lụa kịp thời khen ngợi các học viên để tạo không khí tiết học sôi nổi, giúp các em dễ tiếp thu bài hơn.

Trong suốt hơn 10 năm gần gũi, chia sẻ với những mảnh đời lầm lỡ, cô Lụa nhận ra nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt. “Có em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhiều em dù có gia đình nhưng chưa được người thân một lần vào thăm. Biết các em tủi thân, chúng tôi đã động viên, khích lệ rất nhiều. Mỗi ngày, bước chân vào trường, tôi cảm nhận được niềm tin trong ánh mắt học viên nên càng muốn giảng dạy cho các em những kiến thức, bài học để làm lại cuộc đời”, cô Lụa chia sẻ.

cô lụa 2.jpg
Ảnh: Thanh Hùng.

Là cô giáo trong ngành công an, cô Lụa cho hay, dù buộc phải mạnh mẽ nhưng nhiều lúc cô không khỏi xúc động trước hoàn cảnh của học sinh. “Không phải lúc nào cũng dùng đến các biện pháp cứng rắn, chúng tôi gần gũi các em qua những lời tâm tình, động viên, cũng như sự thấu hiểu, đồng cảm. Không ít em vào đây do hoàn cảnh đưa đẩy, nhận thức không đầy đủ chứ không phải do tâm ý sinh ra hành vi như thế”, cô Lụa chia sẻ.

Với những học viên khó bảo, sau nhiều lần nhắc nhở không thành, ngoài việc kèm cặp trên lớp, cô Lụa tìm cách gặp riêng. Cô tranh thủ những ca tối trực văn hóa để gặp, trao đổi, khích lệ điểm tích cực để các em lấy lại tự tin.

Tâm huyết với các học viên, cô giáo chấp nhận đôi khi đánh đổi thời gian dành cho gia đình nhỏ, dù luôn cố gắng để không ảnh hưởng giữa công việc và gia đình.

Nỗ lực của cô Lụa được đền đáp khi cô chứng kiến những đứa trẻ ngày đầu thậm chí phải cầm tay nắn từng nét chữ, nay đã biết đọc, biết viết, thành thạo các kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia. Nhiều học viên bày tỏ mong muốn ra trường có việc làm tử tế, sống có ích.

Học viên N.K.C.Đ (đến từ Lạng Sơn, thời hạn chấp hành giáo dưỡng 18 tháng) chia sẻ đầy biết ơn khi được cô Lụa giúp có thêm kiến thức, hiểu hơn về pháp luật. Nam sinh được cô Lụa chủ nhiệm từ lớp 1 đến lớp 3 này thổ lộ: “Sắp kết thúc thời gian kỷ luật, em đã biết tính toán, đọc, viết. Em muốn làm việc tốt, sống có ích cho xã hội, không vi phạm pháp luật sau khi ra trường”. 

Cô lụa 6.JPG
Ảnh: Thanh Hùng.

Cô Lụa vui nhất khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn của cựu học viên báo đã có công việc ổn định, có gia đình riêng hạnh phúc.

“Có lẽ đó là điều hạnh phúc nhất của những giáo viên tại các trường chuyên biệt. Đây là động lực để chúng tôi thêm cố gắng, trau dồi chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ”, cô Lụa xúc động.

Cô giáo Lê Thị Hồng Lụa là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

'Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ'

'Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ'

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. 顶: 46踩: 9