Khởi nghiệp từ căn gác xép,ủtịchFPTĐừngngạigiankhóngaycảkhikhởinghiệptừcăngácxépđithuêsoi keo everton ăn gói mỳ tôm
Tại sự kiện gặp gỡ Hiệp hội Internet Việt Nam với chủ đề “Tổ chức kinh doanh bắt kịp xu thế toàn cầu hóa” diễn ra ngày 11/8, Chủ tịch FPT, ông Trương Gia Bình cho rằng nếu thực sự khởi nghiệp, các startup trong nước phải tự chủ, sáng tạo và đam mê.
Khởi nghiệp luôn cần sự hy sinh, nỗ lực tối đa của chính cá nhân. Bởi trong nhiều trường hợp, nếu nhận được sự hỗ trợ sớm có thể sẽ không thành công. “Khi bạn đã đầy đủ, an toàn thì thường mất đi sự sắc sảo", Chủ tịch FPT nói.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, tại thời điểm hiện nay Việt Nam đang có khoảng 1500 doanh nghiệp startup và trong đó số lượng startup thuộc lĩnh vực CNTT chiếm đa số so với doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác.
Thực tế cũng cho thấy, sự phát triển của CNTT và câu chuyện khởi nghiệp trong lĩnh vực này tại Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp như VNG, VCCorp, Vatgia.com, Tiki, Vietnamwork... đã phải đi lên từ vô vàn khó khăn, không phải ai cũng biết nhiều doanh nghiệp đã thành danh hiện nay phần lớn đều có quá khứ khởi nghiệp gian nan.
Giám đốc Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Điệp từng nghẹn ngào khi chia sẻ về những thành viên đầu tiên của Vatgia.com phải ăn những gói mỳ tôm “cứu đói” và ở nhờ trên một căn gác xép, làm trong 3 năm liền không có lương.
CEO của MISA, ông Lữ Thành Long từng kể những ngày đầu khởi nghiệp doanh nghiệp này ông chỉ có 1 giờ để ngủ, tiền không có và đội khởi nghiệp gần như không có lương.
Mới đây, tác giả của ứng dụng Monkey Junior Đào Xuân Hoàng, startup Việt lần đầu tiên lọt vào chung kết cuộc thi Sáng kiến toàn cầu năm 2016 cũng chia sẻ dù có một số nhà đầu tư quan tâm nhưng vẫn quyết định rao bán nhà đề tự đầu tư vào dự án.