Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ký Quyết định số 3609/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 24). Hành trình tìm hiểu di sản Bắc Giang: Tục ngủ bọn của người Quan họ Hành trình khám phá di sản Bắc Giang: Cây Dã Hương nghìn tuổi Hành trình tìm hiểu di sản Bắc Giang: Hương án chùa Khám Lạng Trong đợt xét duyệt lần thứ 24,ệtNamcóthêmdisảnvănhóaphivậtthểquốmarinos – kashiwa có 06 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Những di sản này thuộc địa bàn các tỉnh/ thành phố: Hà Giang, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang. Như vậy, tính đến thời điểm này hiện cả nước đã có 263 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tình LêThiếu nữ dân tộc Phù Lá ở Hà Giang.
Cụ thể, các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận bao gồm: Lễ cúng rừng của người Phù Lá (xã Nàn Sỉn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang); Lễ hội Nàng Hai (Cầu Trăng) của người Tày Ngạn (xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang); Lễ hội Đền Thanh Liệt (xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An); Lễ hội Làng Thượng Liệt (xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình); Lễ hội Đền Độc Cước (thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa); Lễ hội Đình Thọ Vực (xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).