Kết bạn giàu,êncứuĐHHarvardDạyconkếtbạnvớingườinàygiúpcongiàucókết bóng đá ngoại hạng anh thu nhập tăng 20% Theo nghiên cứu của Viện Brookings (Mỹ), chỉ một nửa số người Mỹ ở tuổi 30 hiện nay có thu nhập cao hơn cha mẹ họ ở độ tuổi đó, giảm từ khoảng 90% đối với thế hệ sinh năm 1940 xuống chỉ còn 50% đối với những người sinh năm 1984. Theo một nghiên cứu mới, những người bạn đồng hành trong thời thơ ấu có thể là chìa khóa giúp một người kiếm được nhiều tiền hơn ở tuổi trưởng thành. Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard, Stanford, New York và Viện Santa Fe (Mỹ), có sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên với những người bạn giàu có và những đứa trẻ không có những mối quan hệ như vậy. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích mối quan hệ bạn bè của 72 triệu người - khoảng 84% người trưởng thành ở Mỹ từ 25-44 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu những đứa trẻ khó khăn có 70% bạn bè sinh ra trong gia đình giàu có thì thu nhập trong tương lai của những người này sẽ tăng trung bình 20%. Ví dụ, một đứa trẻ nghèo lớn lên ở thành phố Minneapolis, nơi có sự hòa nhập lớn hơn giữa những đứa trẻ giàu với đứa trẻ thu nhập thấp, đạt mức thu nhập trung bình là 34.300 USD ở tuổi 35 hoặc cao hơn gần 10.000 USD hàng năm so với thu nhập thông thường của một đứa trẻ nghèo ở Indianapolis, nơi có ít mối liên hệ xã hội giữa hai tầng lớp. "Sức mạnh của mạng lưới xã hội và cộng đồng của một cá nhân, gọi là vốn xã hội của mỗi người, có thể tạo ra tác động quan trọng đến các khía cạnh, từ sức khỏe đến giáo dục và thu nhập," Raj Chetty, một nhà kinh tế tại Đại học Harvard và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố. Tuy vậy, nghiên cứu cũng cho thấy người Mỹ có xu hướng phân tầng theo thu nhập, tức là người giàu có xu hướng dành thời gian với người giàu và điều tương tự cũng xảy ra với người nghèo. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, các mối quan hệ xã hội giữa trẻ em giàu và nghèo có thể giúp củng cố vận may của những học sinh có thu nhập thấp hơn thông qua một số cách. Những cách này bao gồm "định hình nguyện vọng và chuẩn mực nghề nghiệp, cung cấp thông tin có giá trị về các trường đại học và cao đẳng, tạo dựng kết nối với các cơ hội thực tập và việc làm", theo nghiên cứu. Tuy vậy, việc tập hợp mọi người từ các tầng lớp khác nhau là không đủ để tăng cơ hội cho người nghèo, quan trọng là họ phải muốn làm bạn với nhau, Giáo sư Johannes Stroebel của Đại học New York, một tác giả khác của nghiên cứu, chỉ ra. Thành công nhờ bạn bè Xuất thân từ tầng lớp trung lưu và gia cảnh khó khăn, Jimarielle Bowie đã được "mở mang tầm mắt" khi kết giao với những cô bé lớn lên tại khu nhà giàu. Lối sống của những bạn này khiến Bowie luôn tò mò. “Tôi không biết gì về kỳ thi SAT. Khi thấy bố mẹ bạn bè đăng ký cho họ lớp học này, tôi cũng nghĩ mình nên tham gia. Tôi cũng nhờ bố mẹ của các bạn góp ý giúp mình bài luận cá nhân để nộp vào đại học”. Bowie trở thành người đầu tiên trong gia đình có bằng sau đại học và là một luật sư bào chữa hình sự - công việc cô tìm được thông qua một người bạn trung học. “Việc kết bạn với những người giàu có hơn tạo sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống của tôi”, Bowie nói, “Tôi có nhiều kiến thức chuyên sâu mà không thể học được ở trường đại học mà là nhờ những người bạn trung học. Nếu không có những trải nghiệm đó, tôi có thể bị sốc văn hóa khi bước ra thế giới rộng lớn hơn với tư cách luật sư”. Bảo Huy (Theo The New York Times, CBS News)