'Chỉ có thể cất cánh với những trí thức tầm vóc'_lịch thi đấu ngoại hang anh

作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 11:38:50 评论数:

Liệu chúng ta có thể tổng kết và gọi tên đặc điểm số 1,ỉcóthểcấtcánhvớinhữngtríthứctầmvólịch thi đấu ngoại hang anh đặc điểm quan trọng nhất của đội ngũ trí thức Việt Nam từ thời phong kiến tới thời hiện đại được không? Và trong cả một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm ấy, vì sao chúng ta không thể có một trí thức nào đạt tới tầm cỡ một nhà triết học đích thực?

Cuộc đối thoại dưới đây giữa phóng viên ANTG Giữa tháng - Cuối thángvới Giáo sư Chu Hảo xoay quanh 2 câu hỏi này, và phải nói, dù có những chỗ không hoàn toàn đồng tình với ông nhưng không thể phủ nhận rằng ông đã có những ngẫm nghĩ rất đáng tham khảo trong câu chuyện này.

Từ vòng kim cô Nho học

- Nhà báo Phan Đăng: Thưa Giáo sư Chu Hảo, theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì ở Việt Nam, Phật giáo được du nhập và phát triển trước Nho giáo, nhưng có lẽ ở vạch xuất phát đầu tiên, Phật giáo chưa đủ sâu và rộng để tạo ra một đội ngũ trí thức riêng của tôn giáo mình, và về điều này thì nó thực sự đã chưa theo kịp Nho giáo...

- Giáo sư Chu Hảo:Phật giáo ở ta đã phát triển lên tới cực điểm ở thời Trần với câu chuyện vua Trần Nhân Tông cởi áo bào, lên Yên Tử  khoác áo cà sa. Nhưng ngay cả ở giai đoạn cực điểm này, trí thức Phật giáo và tư tưởng Phật giáo Việt Nam vẫn không thể đi ra ngoài biên giới Việt Nam. Điều này khác hẳn với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Tây Tạng hay Phật giáo Trung Quốc.

{keywords}

GS Chu Hảo: "Ở Việt Nam ta bây giờ,  cứ có bằng đại học rồi thạc sĩ, tiến sĩ là nghiễm nhiên được coi như trí thức"

- Và vì thế, khi đụng chạm tới gốc gác của các trí thức Việt Nam, chúng ta vẫn buộc phải nói về những trí thức Nho giáo. Thưa ông, các nhà nho Việt Nam xưa nay luôn coi Thái thú Sĩ Nhiếp là ông tổ của sự học, là người đầu tiên mang Nho giáo vào Việt Nam...

- Đúng là ông ấy đã mang vào một tư tưởng và các thế hệ học trò sau này đã học theo ông ấy, học cái mà chúng ta vẫn gọi là “chữ thánh hiền”. Vấn đề là, học chữ thánh hiền để làm gì? Có thể trả lời ngay là học để làm quan, để trở thành những người trung quân ái quốc. Vua sáng họ trung quân đã đành, vua không sáng, thậm chí có thể nói là “hôn quân” thì họ vẫn cứ trung quân.

- Như thế, ông Sĩ Nhiếp mang vào một nguồn sáng, nhưng lại gói nguồn sáng ấy trong vòng kim cô, và hàng thế kỷ sau, những trí thức Nho giáo Việt Nam không tìm được một Phật bà Quan Âm nào để tháo bỏ cái vòng kim cô ấy?

- Để trả lời câu hỏi này thì phải trở lại với khái niệm “trí thức” trước đã. Khái niệm mà bây giờ chúng ta dịch ra “người trí thức” xuất hiện ở Pháp  và “tầng lớp trí thức” xuất hiện ở Nga vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Nó xuất hiện trong bối cảnh có những người vừa nhiều tri thức vừa biết sử dụng tri thức để tư duy độc lập, thậm chí là dám làm ngược lại vòng kim cô của cường quyền. Nói thế để nhà báo thấy người có tri thức nhưng không có khả năng tư duy độc lập thì không thể được gọi là trí thức. Nhưng ở Việt Nam ta bây giờ,  cứ có bằng đại học rồi thạc sĩ, tiến sĩ là nghiễm nhiên được coi như trí thức rồi.

- Chiếu theo định nghĩa của ông thì tôi thấy thời phong kiến cũng có những nhà Nho dám suy nghĩ, tư duy độc lập đấy chứ...

- Tôi đồng ý với anh là ở Việt Nam, tầng lớp nho sĩ ngày xưa cũng có những cá nhân độc lập suy nghĩ, ví dụ như người thầy vĩ đại Chu Văn An...

- Người đã dâng “Thất trảm sớ” lên vua Trần...

- Sau khi thất trảm sớ không được thông qua thì ông đã từ quan về quê dạy học. Nhưng thứ nhất, những người như ông xét cho cùng cũng chỉ đề đạt ý kiến của mình mà thôi, vua nghe thì nghe, không nghe thì thôi, chứ cũng chẳng thay đổi được gì. Thứ hai, những người như ông quá ít, mà những người trung quân một cách mù quáng thì nhiều. Thứ ba, bao trùm tất cả vẫn là những nhà nho học chữ thánh hiền để mong được đỗ đạt, làm quan, và thường làm quan đến tận cuối đời.

Thật ra học để làm quan cũng tốt, vì trong xã hội phong kiến, nếu không làm quan được thì cũng chỉ có thể làm thầy thuốc, thầy tướng số, và phần lớn vẫn là... làm cái anh đi cày. Trong xã hội ấy, muốn thoát khỏi cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” thì người ta chỉ có thể cố học mà làm quan, chứ không còn sự lựa chọn nào khác nữa.

- Đã đành mục đích học để làm quan không xấu, nhưng học theo cách thoả mãn danh vọng như thế, chứ không phải học để khám phá kiến thức... đã kìm hãm sự phát triển của đội ngũ tinh hoa Nho học Việt?

- Dân tộc nào cũng cần có những đội ngũ tinh hoa mang nhiệm vụ mở lối, dẫn đường. Nếu tầng lớp này bị hạn chế bởi năng lực trí tuệ thì cả dân tộc sẽ chìm trong bóng tối. Nhưng ở đây, đổ tại cho thời đại hay thể chế cũng chỉ là một lẽ, lẽ còn lại nằm ở sự nỗ lực của bản thân tầng lớp này nữa. Nhìn vào những dân tộc khác, chúng ta sẽ thấy có những dân tộc cũng bị bóng tối của thời đại và thể chế bao phủ, nhưng tầng lớp tinh hoa của họ vẫn vươn lên, vượt khỏi cái khuôn của thời đại và thể chế.

- Vậy điều gì khiến tầng lớp Nho học tinh hoa của ta không làm được điều này?

- Tôi cho rằng cội rễ vấn đề xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của nước ta, một đất nước luôn phải chống chọi với thiên nhiên và kẻ thù xâm lược. Từ đặc điểm này mà trong não trạng của tầng lớp tinh hoa dân tộc luôn xuất hiện tư tưởng phải làm sao để tồn tại, thích nghi, chứ không phải là cố tạo dựng cho mình một tư tưởng riêng.

Ở đây tôi muốn nói rằng, sự thông minh của con người được chia thành 2 loại, một là thông minh tài khéo, hai là thông minh trí tuệ. Thông minh tài khéo nghĩa là nhanh trí, ứng biến giỏi, xử lý tình huống tốt, và đây là nét cơ bản nhất của tầng lớp trí thức Việt Nam. Còn thông minh trí tuệ nghĩa là có khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc. Nhìn sang phương Tây, từ thời cổ La Mã, Hy Lạp đến thời Phục hưng, khai sáng, chúng ta thấy trí thức phương Tây thuộc kiểu thông minh trí tuệ.

- Điều kiện nổi bật nào giúp họ tạo nên điều này?

- Ở phương Tây, ngay từ thời sơ khai đã xuất hiện những nhóm học thuật, và cùng với thời gian, những nhóm học thuật tập trung vào việc nghiên cứu tri thức, nghiên cứu sự phát triển không ngừng lớn lên. Ngoài ra có thể kể đến ánh sáng của thiên chúa giáo, vì chúng ta không quên  trường đại học đầu tiên trên thế giới chính là trường của thiên chúa giáo, xuất hiện trong lòng phương Tây.

-Theo tôi, muốn có thông minh trí tuệ, tư duy độc lập, tinh thần khai sáng, người ta cần phải có một nền tảng chữ viết riêng. Nhưng thời phong kiến, chúng ta không có được nền tảng căn cốt ấy.

- Trong một thời gian rất dài, chúng ta đã dùng chữ Hán, dùng lý thuyết Nho giáo để cai trị đất nước. Sau đó, ông cha ta cũng rất nỗ lực tạo ra chữ viết riêng cho mình, đó là chữ Nôm, nhưng chỗ này thì theo tôi, ông cha ta không bằng ông cha của người Nhật Bản, Hàn Quốc.

Anh nghĩ xem, vẫn từ nền tảng chữ Hán, nhưng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, người ta cải biên ra một kiểu chữ mới của riêng họ, và kiểu chữ ấy đơn giản, dễ đọc, dễ học tới mức mà mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể học theo. Xin nhấn mạnh là họ có thể học thứ chữ ấy mà không cần biết chữ Hán, nhưng ở ta, phải biết chữ Hán trước thì mới biết chữ Nôm. Chữ Hán vốn đã khó học rồi, chữ Nôm vì thế còn khó học hơn.

{keywords}

GS Chu Hảo: "Trí thức Việt Nam cần chung tay thay đổi giáo dục Việt Nam, từ đó hy vọng tạo ra một nền văn hoá Việt Nam.

- Thưa ông, tôi bỗng hình dung đến cảnh một bậc trí giả nào đó đang đọc bài báo này, và họ sẽ đập mạnh tay xuống bàn, kịch liệt phê phán chúng ta là những người đang “bắn súng lục vào quá khứ”...

- Cái câu “Nếu chúng ta bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn vào ta bằng đại bác” chỉ đúng trong trường hợp người ta phủ định sạch trơn quá khứ, sạch trơn công lao, đóng góp của tiền nhân, nhưng chúng ta đang không làm như thế. Chúng ta chỉ khách quan nhìn lại những cái được và những cái chưa được của những thế hệ trí thức trước mình để rút ra những bài học cho mình.

- Và đấy là việc mà những người văn minh nên làm, nếu không muốn nói là bắt buộc phải làm?

- Thế giới tự nhiên chia làm 4 bậc. Bậc đầu tiên là sỏi đá, bậc thứ hai là cây cỏ. Cây cỏ hơn sỏi đá ở chỗ cây cỏ có sinh, có tử, nghĩa là có sự sống, trong khi sỏi đá thì cứ trơ trơ. Đến cấp độ 3 là động vật thì động vật  lại hơn cây cỏ ở chỗ bắt đầu biết hú gọi nhau, chia sẻ tình cảm cho nhau. Đến cấp độ 4 là con người thì con người lại hơn động vật vì biết tư duy, biết tự nhận xét bản thân mình. Như thế, con người cần phải nhìn nhận lại một cách đúng mức xem trong lịch sử, trong nền văn hoá của mình có gì ưu điểm, có gì khiếm khuyết. Trước chúng ta, ông Trần Trọng Kim chẳng đã từng nhìn nhận rất thẳng thắn và sâu sắc về những khiếm khuyết của con người Việt Nam đó sao?

- Và cùng thời với chúng ta, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn còn quan tâm cụ thể đến  nhiều thói hư tật xấu của con người Việt Nam...

- Theo tôi, đi quá sâu vào tìm thói hư tật xấu cũng xuất phát từ ý đồ tốt thôi, nhưng cách tiếp cận điềm đạm, hai chiều của Trần Trọng Kim thuyết phục tôi hơn.

- Giờ thì tôi đã yên tâm quay trở lại với chủ đề chúng ta đang đối thoại. Thưa ông, tôi muốn đề cập tới những nhà nho bất mãn với thời cuộc và đã phản ứng bằng cách lẩn trốn thời cuộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng hạn. Ông nghĩ gì về kiểu phản ứng này?

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác giả của một câu thơ - một tư tưởng lớn: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Ở đây, ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm trốn thời cuộc và đã nhìn lên để thấy mình cao thượng hơn thời cuộc. Nó khác hẳn một số trí thức nhìn xuống, đánh đồng mình với thời cuộc.

Trong vấn đề này tôi muốn phân tích thêm rằng đừng nghĩ đơn thuần là người ta ở ẩn, đi tu có nghĩa là xong hết sự đời, không làm gì, không còn đóng góp, ảnh hưởng gì cho đời nữa. Tôi vẫn nghĩ, ngay cả khi người trí thức chọn cách tu tập cô đơn ở một ngọn núi hẻo lánh, xa xôi nào đó thì nguồn năng lượng tinh thần của họ vẫn cứ lan toả ra xung quanh. Và nguồn năng lượng tinh thần ấy, cái dưỡng chất được khuếch tán trong không gian, trời đất ấy vẫn rất có ích cho sự phát triển.

- Lại có một kiểu trí thức nho học bất mãn khác, đó là những người không ở ẩn, mà chuyển từ hành đạo sang hành lạc, tắm mình trong các thú vui cô đầu, con hát như Nguyễn Công Trứ...

- Nguyễn Công Trứ rất thân với ông Nghè Tân. Nguyễn Công Trứ theo nghiệp quan, lên đỉnh xuống vực, nhưng rốt cuộc không coi cái đỉnh - cái vực của nghề làm quan ra gì. Còn ông Nghè Tân không chịu làm quan, mà chỉ ngao du, mỉa mai, bỡn cợt cuộc đời. Họ là hai điển hình của mẫu người Nho học không màng danh vọng.

- Ông thích ai hơn?

- Ông Nghè Tân!

- Nhưng ông đã từng làm quan, từng có lúc mang hàm thứ trưởng...

- Tôi thích kiểu ông Nghè Tân hơn, nhưng đúng là tôi lại có phần giống Nguyễn Công Trứ hơn. Giống ông ấy ở chỗ  “làm quan” mà vẫn có chút thẳng thắn và cũng ưa phóng túng. Và dẫu làm quan hay không thì tôi vẫn luôn nói cùng một giọng.

Đến chân trời Tây học

- Giờ thì chúng ta không nói đến những trí thức Nho học nữa, mà chuyển qua những trí thức phương Tây từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Ông có ấn tượng đặc biệt gì với đội ngũ trí thức được tiếp thu với chân trời và ánh sáng Tây phương này?

- Tôi ấn tượng vô cùng, mà ấn tượng nhất chính là cụ Phan Chu Trinh, với con đường “khai dân trí/ chấn dân khí/ hậu dân sinh” của cụ. Phải khai dân trí trước rồi mới nghĩ tới chuyện chấn dân khí đấy nhé, chứ nếu ngược lại, nghĩa là có khí trước rồi mới có trí thì khí ấy dễ trở thành khí loạn. Cụ Phan Châu Trinh là người đầu tiên nhận thức được nước mình lạc hậu hơn so với thiên hạ cả một thời đại văn minh. Có thể nói, với ánh sáng dân chủ, dân quyền phương Tây, cụ đã tìm ra một phương thức cứu nước, xây dựng đất nước rất hiện đại và đúng đắn.

- Nhưng phải khách quan thừa nhận rằng cuối cùng thì cụ đã thất bại.

- Thất bại vì chẳng qua lúc ấy điều kiện xã hội ta chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi như mong muốn của cụ, chứ nhìn vào cội rễ vấn đề, chúng ta thấy tư tưởng của cụ có tầm chiến lược rất lớn, vượt tầm thời đại.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, với sự xuất hiện của hàng loạt các tên tuổi như Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố..., chúng ta đã có một đội ngũ trí thức sáng láng nhất trong dòng chảy lịch sử dân tộc mình.

- Ánh sáng phương Tây quả là ghê gớm. Nhưng thưa ông, phương Tây khi ấy xét cho cùng chính là nước Pháp, mà thực dân Pháp chính là người đã nô dịch chúng ta. Có điều gì nghịch lý ở đây không, thưa ông?

- Ý đồ áp đặt, bóc lột chúng ta của người Pháp là rõ ràng, không có gì phải tranh cãi. Nhưng khi ở Pháp có phong trào bình dân của những người cánh tả nổi lên, những người thấm nhuần tư tưởng tự do bác ái, thì những người này sau đó đã tới Việt Nam, và ở một góc độ nào đó là đã đóng góp quan trọng vào việc phổ biến ánh sáng phương Tây cho trí thức Việt Nam. Giáo dục Pháp thời ấy tạo cho xã hội Việt Nam 2 tầng lớp sáng giá là trí thức và tư sản dân tộc. Những người này không chỉ đơn thuần giỏi chuyên môn của họ, mà còn là những người có phông văn hoá, có nền tảng văn hoá lớn.

- Nhưng bên cạnh việc tạo nên một nhóm nhỏ trí thức xuất chúng ấy thì nền giáo dục thuộc địa lại khiến đại bộ phận dân ta mù chữ, mà nếu tôi nhớ không nhầm là “90% người dân Việt Nam không biết một chữ nào cả” theo phản ánh của một tờ báo thời điểm ấy.

- Thời ấy người ta vẫn coi học vấn là tinh hoa, chứ không phải là đại trà. Sau này thì học vấn mới là đại trà, và bây giờ nếu nhìn kỹ có thể thấy đại học ở ta đã trở thành đại trà cũng nên.

- Thời đại chúng ta bây giờ thì không phải là Tây học, Pháp học hay Nga học nữa, mà có lẽ phải gọi là “phong phú học” khi học sinh của ta đi du học ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới. Những người này rồi sẽ trở thành những nhà trí thức như thế nào, theo dự đoán của ông?

- Bây giờ ai cũng mong có tiền, có học bổng, có điều kiện để được đi du học, trong đó có cả con cái của giới quan chức, lãnh đạo.

Theo tôi thấy, những người đi du học sau này có thể trở thành những trí thức rất giỏi nghề, giỏi chuyên môn hẹp của mình, nhưng nền tảng văn hoá chung thì có lẽ bất ổn. Bởi nền tảng văn hoá chung ở đây là những hiểu biết về chính trị, về triết học, về lịch sử, thẩm mĩ..., những thứ mà ở các nền giáo dục phát triển, người ta dạy học sinh ngay từ cấp học phổ thông.

-Nói thế cũng có nghĩa chúng ta chỉ có thể kỳ vọng vào sự cất cánh nếu chính nền giáo dục nội địa của chúng ta đến một ngày nào đó có thể tạo ra những trí thức tầm vóc...?

- Đúng vậy! Chúng ta phải trông đợi và hy vọng vào nền giáo dục của chính chúng ta, với văn hoá của chúng ta, chứ không phải một nền giáo dục tị nạn hay một phong trào giáo dục tị nạn nào khác.

- Thưa Giáo sư, bây giờ chúng ta vẫn hay nghe tới những khái niệm như “trí thức giả, bằng cấp giả”. Theo ông, loại này nhiều không?

- Nhiều chứ!

- Vậy thì sau tất cả, bài học và nhiệm vụ cuối cùng cần rút ra của người trí thức Việt Nam là gì?

- Trí thức Việt Nam cần chung tay thay đổi giáo dục Việt Nam, từ đó hy vọng tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Và từ những ưu - nhược điểm của nền văn hoá mình, bây giờ trí thức Việt Nam phải hướng đến việc kiến tạo không phải một kiểu văn hoá thích nghi, mà phải là văn hoá sáng tạo.

Sáng nay, tôi vừa nói chuyện với ông tân Giám đốc Trung tâm Văn hoá Pháp tại Hà Nội - một giáo sư triết học, và chúng tôi cùng gặp nhau ở suy nghĩ: cái gốc của mọi vấn đề, mọi dân tộc luôn là văn hoá. Kinh tế có thể lúc mạnh lúc yếu, ngay cả một vương triều cũng có thể lúc thịnh lúc suy nhưng văn hoá là cái căn cốt, cái còn lại sau tất cả.

Anh biết không, khi nhận giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi của Myanmar từng nói rất hay rằng: “Nước tôi đã trải qua những sự thăng trầm, những giai đoạn khó khăn, nhưng nước tôi chắc chắn sẽ đi lên, vì ở nước tôi, văn hoá Phật giáo vẫn còn nguyên đó”.

- Xin chân thành cảm ơn ông!

"Nếu người tài không được trọng dụng hoặc chỉ được trọng dụng một cách hình thức thì đúng là sẽ còn mất nữa. Bởi tôi biết có những người tài - những nhà trí thức lớn cũng rất muốn về nước, nhưng họ lo ngại là về nước thì có được trọng dụng một cách đúng nghĩa, đích thực hay không? Khi nào các nhân tài có sẵn trong nước được trọng dụng thì họ sẽ nhìn vào đấy và sẽ trở về. Theo tôi, cũng chẳng cần có một chính sách ưu đãi đặc biệt nào dành riêng cho trí thức Việt kiều đâu, bởi  trí thức là trí thức, ở trong nước hay ở nước ngoài cũng vậy thôi" - GS Chu Hảo

Theo Phan Đăng(An ninh thế giới Giữa tháng - Cuối tháng)