Ngồi nhiều,Đaulưngcóthểlàdấuhiệuungthưgiaiđoạncuốkèo chấp bóng đá hôm nay ít vận động, chấn thương khi tập luyện, viêm khớp và gắng sức quá mức là những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng. Nhưng theo các chuyên gia, đau lưng đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư giai đoạn cuối.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết, nếu bạn cố gắng tự khắc phục chứng đau lưng tại nhà nhưng thấy tình trạng vẫn kéo dài trong vài tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ gia đình.
Ung thư bàng quang
Đau ở lưng dưới có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang. Đây là cơ quan ở vùng bụng dưới chứa nước tiểu. Khoảng 10.300 người ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư bàng quang mỗi năm, khiến đây trở thành bệnh ung thư phổ biến thứ 11.
Theo Yale Medicine, các khối u có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bàng quang, nhưng phổ biến nhất là các mô sâu nhất.
Bác sĩ Daniel Petrylak của Đại học Y Yale (Mỹ) giải thích: “Màng bàng quang thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư xâm nhập vào máu và được lọc qua thận”.
Tác nhân gây ung thư là những hóa chất có thể phản ứng với DNA khiến các tế bào nhân lên quá mức và trở thành ung thư.
Đau lưng dưới được ghi nhận là dấu hiệu của dạng ung thư bàng quang tiến triển. Bạn nên đi khám nếu có thêm một số triệu chứng khác như đi tiểu thường xuyên, tiểu ra máu và đau khi đi tiểu.
Ung thư cột sống
Mặc dù hiếm gặp nhưng ung thư ở tủy sống và cột sống có thể là nguyên nhân gây đau lưng.
Nếu đau lưng là dấu hiệu của ung thư cột sống thì đó là dấu hiệu sớm và theo thời gian, khối u có thể lan rộng ra nơi khác. Theo Mayo Clinic, cơn đau cũng có thể lan xuống hông, chân hoặc cánh tay của bạn và trầm trọng hơn theo thời gian - ngay cả khi bạn đang được điều trị.
Các triệu chứng khác đi kèm gồm tê, yếu, phối hợp tay và chân kém.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến có thể gây đau lưng. Bạn phải đến bác sĩ nếu đau lưng xuất hiện cùng với các triệu chứng khác của ung thư phổi bao gồm ho ra máu, khó thở dai dẳng, ho kéo dài ngày càng nặng hơn.
TheoExpress, căn bệnh này được chia thành hai nhóm: ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Nhóm đầu là dạng phổ biến nhất và có tỷ lệ sống sót cao hơn.
Nguy cơ mắc ung thư có thể giảm đi bằng cách thực hiện một số thay đổi trong lối sống. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ của bạn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30-40% nguy cơ ung thư do các yếu tố liên quan tới lối sống.