Trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Sáng 16-9,ạosựđồngbộthốngnhấttronghệthốngphápluậtvềquyhoạbxh bd nhat 2 tiếp tục phiên họp thứ Ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật quy hoạch.
Nhà nước chỉ quy hoạch những ngành hạ tầng thiết yếu
Tờ trình dự án Luật quy hoạch nêu rõ, sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước đã có nhiều thay đổi, quy mô nền kinh tế lớn gấp nhiều lần trước đây, trong khi công tác quy hoạch chưa theo kịp trước sự đổi mới và đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây khó khăn trong điều hành phát triển kinh tế-xã hội của các cấp, các ngành, làm lãng phí nguồn lực của đất nước.
Những hạn chế, bất cập được chỉ ra cụ thể gồm quy hoạch được lập quá nhiều nhưng chất lượng quy hoạch thấp, quy hoạch không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu tính khả thi gây lãng phí nguồn lực của đất nước; quy hoạch thiếu gắn kết, không thống nhất và còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch; quy hoạch chưa thể hiện được vị trí, vai trò là công cụ của nhà nước để điều hành phát triển kinh tế-xã hội và sự kết nối giữa chiến lược với kế hoạch dẫn đến sự thiếu gắn kết trong mục tiêu, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện.
Phương pháp và nội dung quy hoạch chưa đổi mới cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch bị buông lỏng, chưa xử lý kịp thời và thiếu kiên quyết trong chỉ đạo điều hành.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nêu rõ việc ban hành Luật quy hoạch sẽ là bước cải cách về thể chế tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch theo đúng quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và phù hợp với quy định mới của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Chính phủ 2015 về vai trò quản lý nhà nước về kinh tế.
Với những quy định trong Luật quy hoạch sẽ góp phần thay đổi phương thức quản lý nhà nước hiện nay theo hướng nhà nước kiến tạo và phục vụ; trong đó nhà nước chỉ quy hoạch những ngành hạ tầng thiết yếu (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất) để kiến tạo sự phát triển trên cơ sở tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường; việc phân bổ nguồn lực cũng sẽ theo cơ chế thị trường để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy việc huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng đầu tư công của khu vực nhà nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Dự thảo Luật quy hoạch bao gồm 8 chương với 69 điều.
Tạo sự thống nhất của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật quy hoạch nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tùy tiện trong công tác quy hoạch cũng như các nguyên nhân chính như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Việc ban hành Luật quy hoạch là rất cần thiết nhằm bảo đảm tính pháp lý, cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, bám sát nhu cầu phát triển, định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của đất nước và là công cụ quan trọng trong điều hành phát triển kinh tế-xã hội.
Đồng thời một số ý kiến nhấn mạnh nguyên tắc xây dựng dự án Luật này cần đáp ứng yêu cầu tạo sự thống nhất của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động quy hoạch đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá trong Báo cáo tổng kết về công tác quy hoạch đã đưa ra các nhận định công tác quy hoạch của chúng ta còn thấp, thiếu đồng bộ, tính khả thi còn hạn chế, thiếu ổn định và tầm nhìn dài hạn.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng có những nguyên nhân từ hệ thống pháp luật, chi phí cho công tác này lớn, chính vì vậy cần thiết có luật để khắc phục sự hạn chế về mặt thể chế.
Theo Tờ trình, Luật này được soạn thảo theo hướng điều chỉnh chung cho tất cả các loại quy hoạch trên phạm vi cả nước về: lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện các loại quy hoạch; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động quy hoạch.
Quan điểm của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự thảo Luật quy hoạch là luật hình thức, "luật này không thể thay thế hết các chuyên ngành khác" và nhấn mạnh luật này ra đời để lập lại trật tự, kỷ cương, bảo đảm cho tính thống nhất trong quy hoạch để hoạt động này hiệu quả hơn.
Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Ban soạn thảo phải rà soát lại dự thảo luật, chỉ ra luật này điều chỉnh nội dung, điều chỉnh hình thức hai cả hai. Tuy nhiên Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng nên theo hướng luật hình thức, luật "khung."
Bàn về tính pháp lý của hệ thống quy hoạch, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích phương án 1 không mất thời gian thẩm định, phê duyệt nhưng nhược điểm là không có tính pháp lý; cách làm thụ động và không thể hiện được vai trò, chức năng quan trọng của quy hoạch là định hướng, dẫn dắt phát triển ở tầm vĩ mô, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc gia; không tạo được sự liên kết, khớp nối giữa các quy hoạch và không khắc phục được tình trạng chia cắt, cục bộ như hiện nay.
Phó Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề nếu không phải phê duyệt, không có sự ràng buộc thì có cần quy hoạch không?
Phương án 2 được phân tích với rất nhiều lợi thế: tính pháp lý cao, bắt buộc các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải tuân thủ; là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trên toàn bộ không gian lãnh thổ và là cầu nối giữa chiến lược với kế hoạch.
Phương án này khắc phục được tình trạng quản lý chia cắt, lợi ích cục bộ, thiếu liên kết giữa các quy hoạch; tạo lập không gian phát triển thống nhất, khắc phục sự mâu thuẫn giữa quy hoạch vùng và quy hoạch cấp tỉnh về không gian phát triển, về mục tiêu, công cụ chính sách, phân bổ nguồn lực, lựa chọn dự án, chương trình ưu tiên đầu tư.
Tuy nhiên Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu băn khoăn ai sẽ phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia đó. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội sẽ phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia là phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình không đưa sự lựa chọn phương án cụ thể nhưng nêu quan điểm quy hoạch bắt buộc phải gắn với chiến lược phát triển, nghị quyết của Đảng; quy hoạch cần được quy định theo hướng quy hoạch được lập theo thứ bậc từ trên xuống dưới; quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp trên. Nhìn nhận cơ quan và đội ngũ làm công tác quy hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác này, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình băn khoăn khi dự thảo luật chưa đề cập tới vấn đề này.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề cập tới sự lãng phí khi có quá nhiều quy hoạch và đề nghị ban soạn thảo cần phân tích thêm những hạn chế trong công tác quy hoạch thời gian qua, qua đó đánh giá xem số chi phí cho công tác quy hoạch được giảm bao nhiêu phần trăm sau khi Luật quy hoạch được thi hành.
Thẩm tra nội dung về “Quy hoạch ngành quốc gia,” đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế đồng ý với chủ trương loại bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại hiện nay. Theo đó, các sản phẩm cụ thể sẽ được quản lý bằng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật. Quy định này sẽ giúp bỏ được những loại giấy phép không phù hợp với kinh tế thị trường, là bước đột phá, giải pháp quan trọng thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Các ngành, lĩnh vực, sản phẩm không lập quy hoạch (không gắn với không gian) nhưng để phục vụ nhu cầu quản lý sẽ chuyển sang thành các chương trình, đề án hay một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, không lập quy hoạch sản phẩm vì quy hoạch của chúng ta lập thường có độ trễ so với thị trường, không theo kịp sự phát triển xã hội, là hình thức hạn chế sự sáng tạo của doanh nghiệp. Tán thành với quan điểm bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại hiện nay- Thứ trưởng nhấn mạnh "hãy để cho thị trường quyết định".
Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị trên cơ sở các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ rà soát, chỉnh sửa lại dự thảo, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tới .
Theo chương trình, chiều 16-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)