Âm nhạc đầy cảm xúc
Trong các phim điện ảnh chuyển thể từ truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, âm nhạc là một yếu tố quan trọng, song hành cùng phần hình ảnh góp phần tạo nên dòng cảm xúc trọn vẹn cho khán giả.
Với “Ngày xưa có một chuyện tình”, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh và đội ngũ nhà sản xuất chú trọng đến âm nhạc ngay từ giai đoạn tiền kỳ của dự án, dành nhiều thời gian làm việc cùng các nhạc sĩ, ca sĩ, để phát triển ca khúc nhạc phim mới và làm mới cả những ca khúc quen thuộc.
Có 4 ca khúc được đưa vào bộ phim, đó là: “Có một chuyện tình” - sáng tác và thể hiện bởi Phan Mạnh Quỳnh; “Tình tính tang” - sáng tác và thể hiện bởi Avin Lu; “Gọi tên một nỗi buồn” - sáng tác bởi Đức Trí, thể hiện bởi Lâm Bảo Ngọc; và “Xa” (Chờ đến mùa gió) - sáng tác và thể hiện bởi Tùng.
Ca khúc “Có một chuyện tình” được Phan Mạnh Quỳnh viết dành riêng cho bộ phim, dựa trên câu chuyện tình bạn, tình yêu đầy ngang trái giữa 3 nhân vật: Vinh, Miền, Phúc. Đảm nhận vai Vinh “còm” - chàng trai si tình, nhút nhát, Avin Lu đã diễn tả tấm chân tình của Vinh qua sáng tác “Tình tính tang”. Với “Gọi tên một nỗi buồn”, dù được khán giả biết đến từ trước qua một số sân khấu hát live của Lâm Bảo Ngọc, nhưng phiên bản chính thức của ca khúc ra mắt cùng bộ phim, thể hiện nỗi lòng sâu thẳm của nhân vật Miền khi đứng trước những lựa chọn rối ren của tình yêu vẫn khiến người nghe thổn thức.
Phần nhạc nền (scoring) của phim do nhạc sĩ người Thái Lan - Chapavich Temnitikul đảm nhận. Âm nhạc trong phim đầy đủ cung bậc cảm xúc, từ nhẹ nhàng đến da diết, sâu lắng rồi cao trào, lấy tạo thành bản hòa ca xúc động và nên thơ về câu chuyện tình lãng mạn hàng đầu màn ảnh Việt tháng 11 năm nay. Thông qua âm nhạc chỉn chu và chất lượng, kết hợp mượt mà với phần hình ảnh, “Ngày xưa có một chuyện tình” dễ dàng chạm đến trái tim của khán giả.
Dàn diễn viên trẻ tài năng
Diễn xuất của dàn diễn viên trẻ là điểm sáng đáng chú ý của “Ngày xưa có một chuyện tình”. Từ ngoại hình đến tính tình, ekip cho thấy sự nghiên cứu kỹ và có tâm nguyên tác để mang đến Vinh - Phúc - Miền như được vẽ nên từ chính hình dung của độc giả.
“Ngày xưa có một chuyện tình” chọn dàn diễn viên trẻ và mới lạ - vốn là điểm “gay go” về mặt danh tiếng và doanh số. Thế nhưng, trên hết, bộ phim đã “ghi điểm” ở chất lượng, bố cục và cách truyền tải thông điệp. Với cách câu chuyện thú vị, gay cấn hàng đầu của Nguyễn Nhật Ánh được khắc họa sống động, đậm chất riêng nhưng vẫn thân thuộc trên màn ảnh, “Ngày xưa có một chuyện tình” vẫn có tiềm năng ghi dấu ấn sâu đậm như những tác phẩm trước.
Qua phong cách làm phim đậm chất thơ của Trịnh Đình Lê Minh, câu chuyện thanh xuân của Vinh - Phúc - Miền được thể hiện tươi vui, nhẹ nhàng rồi dần dần “sóng gió”. Hiệu quả thị giác với thắng cảm tuyệt đẹp của Phú Yên, cộng thêm phần nhạc góp phần thúc đẩy những tình tiết “đinh” của phim lên đỉnh điểm.
Phim chia làm 4 mốc thời gian 1987 - 1992 - 1997 - 1999, giúp người xem dễ dàng nắm bắt từng giai đoạn thăng trầm của tuổi trẻ ba nhân vật chính. Để rồi, “Ngày xưa có một chuyện tình” là “bài toán” của sự lựa chọn. Những người trẻ đứng trước muôn vàn ngã rẽ của số mệnh, mỗi lối đi dẫn đến một đích đến khác nhau, thậm chí không thể quay đầu lại…
Phim “Ngày xưa có một chuyện tình” hiện đang khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc.
Ngọc Minh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Giải cứu bé gái bị cuốn trôi khi tham quan thác nước nổi tiếng ở Ấn Độ
Khách Hàn Quốc, Trung Quốc... đổ sang Việt Nam, Khánh Hòa thu hơn 26.000 tỷ
Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Lịch thi đấu giải U19 Đông Nam Á 2022 mới nhất
Thế giới 24h: Số phận bi thảm của nhà Bin Laden
Tổng thống Pháp lần thứ 3 liên tiếp hoãn thăm Ukraine
Vợ chồng già nhặt ve chai không đủ tiền mua thuốc
Điều kiện để bố giành được quyền nuôi con sau ly hôn
Kim Soo Hyun bị tung ảnh kề má sao nữ tai tiếng lúc nửa đêm
Xử phạt Tạp chí điện tử Tài chính và Cuộc sống
Thế giới 24h: Liên tiếp máy bay hạ cánh khẩn
Kết quả bóng đá Asiad 19: Nữ Trung Quốc thắng Uzbekistan 7