Xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức_kq boca juniors
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Sáng 9/12,ửlýnghiêmcánbộđảngviênsuythoáivềtưtưởngđạođứkq boca juniors Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo hình thức trực tuyến.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã trình bày nội dung quán triệt Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa"; Kế hoạch số 03-KH/TW thực hiện Kết luận 21-KL/TW; Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm.
Triển khai quyết liệt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, một trong những bài học kinh nghiệm quý báu hàng đầu được nhấn mạnh trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng. Đó là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Bài học về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là bài học kinh nghiệm xuyên suốt của Đảng từ khi thành lập đến nay, nhất là trong công cuộc đổi mới của Đảng.
Từ năm 1990 đến nay, cùng với việc thực hiện công tác xây dựng Đảng trong các nghị quyết Đại hội Đảng từ khóa VII đến khóa XIII, Đảng đã ban hành các văn bản quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Mỗi nghị quyết, Đảng đều tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá mặt được, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, xây dựng và ban hành nghị quyết mới với quyết tâm chính trị cao hơn, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, yêu cầu cao hơn đối với cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; phù hợp với tình hình mới.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng nhận định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ XII được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt, trên các mặt xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, phòng, chống tham nhũng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Kết quả này khẳng định vai trò lãnh đạo, đường lối đúng đắn, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; khắc phục nhiều mặt hạn chế, yếu kém nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ; niềm tin của Nhân dân đối với Đảng được củng cố và tăng cường; góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại, nâng cao đời sống nhân dân.
Nâng cao sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng
Theo bà Trương Thị Mai, Kết luận 21-KL/TW tiếp tục nhấn mạnh những mặt đạt được trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Đó là lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng; triển khai nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống, có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ.
Cùng với đó, nhận thức, trách nhiệm cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên được nâng lên; nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa," đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kết hợp hài hoà giữa xây và chống; xử lý kịp thời, nghiêm minh, khách quan cán bộ, đảng viên vi phạm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đồng thời, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, đến nay, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra từ năm 1994, tại Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VI vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn (vẫn tụt hậu xa về kinh tế, vẫn đối mặt với nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hòa bình").
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Do đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Kết luận 21-KL/TW yêu cầu cần đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa."
Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng nêu những điểm mới trong Kết luận 21-KL/TW như: Mở rộng phạm vi, không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Cùng với ngăn chặn, đẩy lùi, phải chủ động tiến công mạnh mẽ, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm suy thoái, tiêu cực, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa," là bước đột phá mới, cấp độ cao hơn, cường độ và mức độ quyết liệt hơn, thái độ xử lý nghiêm khắc hơn; kết hợp hài hòa giữa "xây" và "chống"; yêu cầu cao về đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi, "lợi ích nhóm," quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Bà Trương Thị Mai khẳng định Kết luận 21-KL/TW là quyết tâm chính trị cao, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhằm xây dựng Đảng toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng.
Nghị quyết Đại hội XIII yêu cầu trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức bộ máy, tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới.
Trên cơ sở đó, những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Kết luận số 21-KL/TW. Đó là tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Cũng theo bà Trương Thị Mai, nhận thức sâu sắc tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình hiện nay, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong thực hiện Kết luận, tạo bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 03-KH/TW thực hiện Kết luận 21-KL/TW, trong đó nêu nhiệm vụ cụ thể tới từng cơ quan, tổ chức.
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của đảng viên
Tại Hội nghị, nêu nội dung liên quan đến Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm kế thừa, bổ sung một số nội dung của Quy định số 47- QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm trước đó, bà Trương Thị Mai cho biết nội dung từng điều trong Quy định 37-NQ/TW thể hiện quan điểm kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn hành vi, hiện tượng, biểu hiện suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, tha hóa... quyết tâm xây dựng đội ngũ đảng viên bản lĩnh, trong sạch, tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với danh hiệu người đảng viên cộng sản, người lãnh đạo và đầy tớ trung thành của Nhân dân, của dân tộc.
Tại Quy định 37-NQ/TW, một số điều đã được sửa đổi, bổ sung mới. Điển hình là tại Điều 3, một nội dung đã được bổ sung mới. Đó là "phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ," đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng."
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Điều 5 là Điều 3 cũ đã bổ sung một số nội dung; cụ thể là "viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác viết, nói, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, bài nói, phỏng vấn, hồi ký, phim, ảnh không đúng quy định." Một số nội dung cũng được phát triển, mở rộng để phù hợp với tình hình hiện nay.
Bà Trương Thị Mai nhấn mạnh Quy định 37-NQ/TW là văn bản quan trọng để đảng viên nhìn nhận, soi xét lại mình, tự sửa mình trong công tác, cuộc sống, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận 21-KL/TW về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương của đảng viên, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh./.
Theo TTXVN