Hỗ trợ trẻ bằng tất cả nỗ lực
Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan,ạcsĩtrẻđikhắptỉnhthànhdạykỹnăngphòngchốngxâmhạitrẻkeobongda tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em…
Tuy nhiên hiện nay, tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi. Thế nên, ngoài các cơ quan hữu trách, nhiều tổ chức, cá nhân cũng không ngừng tìm kiếm, thực hiện các giải pháp phòng chống xâm hại trẻ.
Trong số này có thể kể đến Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Huân, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Tâm lý - Giáo dục An Nhiên (TP.HCM). Đến nay, anh đã có 10 năm thực hiện công tác hỗ trợ trẻ em và hơn 4.000 lần giảng dạy về chủ đề phòng chống xâm hại trẻ em trên nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Th.S Huân cho biết, có nhiều động lực khiến anh hết lòng thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ em. Một trong số này là việc anh xuất thân từ nông thôn.
Lớn lên ở vùng quê, Huân nhận biết, thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ em nghèo, thiếu điều kiện học tập. Anh luôn tự nhủ khi bước khỏi "ao làng" sẽ mang những gì mình học được về phục vụ trẻ em.
Vào đại học, Huân chọn học chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục. Trên ghế giảng đường, anh được đào tạo kiến thức chuyên môn liên quan đến giáo dục, kỹ năng sư phạm và tâm lý lứa tuổi, trong đó có trẻ em.
Anh chia sẻ: “Bố mẹ tôi rất đông con. Vì vậy, từ bé tôi đã đảm nhận các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc trẻ như: cho ăn, ru ngủ, vui chơi, giáo dục trẻ…
Những trải nghiệm trên giúp tôi học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn hiệu quả hơn. Đồng thời, chúng trở thành vốn kinh nghiệm quý giá trong việc thực hiện công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Bởi đây là đối tượng yếu thế, cần được bảo vệ và chăm sóc nhiều nhất”.
Năng lực, kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em của Huân được nhiều thầy cô tại trường đại học ghi nhận và tạo điều kiện phát huy thông qua nhiều hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế tại các cơ sở mầm non, tiểu học, THCS và các khoa Tâm lý tại các Bệnh viện Nhi đồng. Từ đó, Huân hoàn thiện dần kỹ năng chăm sóc và giáo dục cho trẻ.
Huân dành phần lớn thời gian nghỉ hè của mình để thực hiện các hoạt động xã hội, dạy kỹ năng cho trẻ. Các buổi dạy xoay quanh việc giúp trẻ biết cách thảo luận, hợp tác, làm việc nhóm, làm quen, kết bạn, tự lập, biết ơn...
Sau đó, Huân được thầy cô, chuyên gia về tâm lý học đường, tâm lý lứa tuổi hướng dẫn xây dựng những chuyên đề theo đặt hàng của các trường, trung tâm giáo dục, tổ chức vì trẻ em.
Anh nhớ lại: “Chúng tôi có các nhóm và chia nhau dạy cho trẻ rất nhiều về giáo dục giới tính, các kỹ năng thoát hiểm; phòng chống bạo lực học đường; tự nhận thức bản thân; quản lý thời gian, học tập hiệu quả….
Các hoạt động ấy giúp tôi hình thành năng lực giảng dạy trẻ và cảm thấy yêu quý công việc này hơn. Từ đó, công việc hỗ trợ, bảo vệ trẻ đến với tôi một cách tự nhiên như hơi thở”.
Tặng quà tri thức
Các hoạt động hỗ trợ trẻ em được Huân duy trì từ thời sinh viên đến khi tốt nghiệp đại học. Khi bắt đầu trở thành giảng viên, Th.S Lê Minh Huân được nhận định là người năng nổ trong tất cả các công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là hoạt động phòng chống xâm hại trẻ.
Anh liên tục thực hiện các tiết giảng dạy về chủ đề phòng chống xâm hại trẻ em ở các trường học, cơ quan, doanh nghiệp tại nhiều tỉnh thành khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình này, anh gặp không ít khó khăn.
Nhiều phụ huynh, người làm giáo dục thời điểm ấy cho rằng, việc làm của anh chẳng khác nào đang vẽ đường cho hươu chạy. Họ cho rằng, việc anh nói rất cởi mở về vấn đề giới tính, xâm hại vào thời điểm đứa trẻ còn quá ngây thơ sẽ khiến các em thêm hiếu kỳ.
Trước khó khăn này, Huân chủ động giải thích, kiên định đi trên con đường đã chọn. Anh giữ quan điểm: “Đây là thời buổi mà chúng ta phải vẽ đường cho hươu chạy đúng. Nếu chúng ta không vẽ, khi trưởng thành, hươu cũng sẽ chạy nhưng sẽ chạy sai đường”.
Sau nhiều nỗ lực, các hoạt động phòng chống xâm hại trẻ của anh được đón nhận. Nhiều phụ huynh liên tục mời anh đến giảng dạy cho con mình, các cháu nhỏ trong xóm…
Trong các buổi giảng dạy của mình, Minh Huân cố gắng biến những kiến thức hàn lâm, phức tạp trở nên đơn giản, gần gũi với trẻ em nhất. Anh truyền đạt chúng thông qua câu chuyện, hình ảnh, tình huống để các em tự đúc kết thành kiến thức.
Mỗi khi tổ chức dạy về phòng chống xâm hại trẻ em tại các địa phương, Huân thường tranh thủ bắt chuyện với các giáo viên. Anh nói chuyện, chia sẻ về cách tìm tài liệu, phương pháp giảng dạy… nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
Anh cũng tiếp xúc với phụ huynh và cố gắng giúp họ nhận ra, thay đổi các nhận thức chưa đúng về việc giáo dục con ở nhà. Sau đó, anh tiến hành buổi giảng dạy trực tiếp cho các em nhỏ.
Sau khi đã giảng dạy ở những nơi “cần mình”, nam thạc sĩ quyết định tình nguyện đến trao tri thức ở những nơi “chưa cần”, “chưa biết” đến vấn đề phòng chống xâm hại trẻ em. Để làm điều này, anh liên hệ, kết hợp với các đơn vị, tổ chức thiện nguyện.
Tuy nhiên, thay vì trao tặng cho bà con, địa phương khó khăn nhu yếu phẩm… anh tặng họ món quà tri thức. Khi đến nơi, anh và cộng sự tiếp xúc với chính quyền địa phương, đặt vấn đề tình nguyện tuyên truyền, giảng dạy chủ đề phòng chống xâm hại trẻ em.
Anh cố gắng giải thích tầm quan trọng của các giờ giảng về chủ đề này và được chấp nhận. Anh kể: “Ban đầu, những buổi giảng, tuyên truyền ấy, chưa được nhiều người quan tâm. Thế nhưng sau đó, người dân tự nguyện đến nghe. Thậm chí họ còn mời gọi cả bạn bè, hàng xóm, người thân đến.
Sau các buổi giảng dạy ấy, tôi thấy mình đã thay đổi được nhận thức của phụ huynh ở một mức độ nhất định. Nhiều phụ huynh kể với tôi rằng, sau khi nghe các lớp dạy về phòng chống xâm hại trẻ em, con em của họ khi bị những đối tượng xấu cố ý tác động vào vị trí nhạy cảm trên cơ thể đã biết cách phản ứng.
Trong khoảng 10 năm qua, tôi nhận được rất nhiều sự động viên, phản hồi tích cực như vậy. Đó là động lực để tôi thực hiện hơn 4.000 lần giảng dạy chủ đề phòng chống xâm hại trẻ em ở mọi miền đất nước”.
Hiện nay, dù tất bật với nhiều công việc cùng lúc như: giảng dạy sinh viên, tập huấn cho giáo viên, phụ huynh… Th.S Lê Minh Huân vẫn chú trọng, đặt hết tâm sức vào công tác bảo vệ, hỗ trợ trẻ em.
Anh đặc biệt tập trung hỗ trợ trẻ tự kỷ, tăng động, giảm sự chú ý, chậm phát triển trí tuệ; có nguy cơ bị xâm hại… Nam thạc sĩ nhiều lần chủ động đề xuất hỗ trợ các phòng, sở giáo dục giảng dạy phòng chống xâm hại cho trẻ với mức phí tượng trưng hoặc miễn phí hoàn toàn tại những vùng khó khăn.
Ngoài ra, anh cũng tích cực tuyên truyền các hoạt động bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em bằng cách kết hợp với các tổ chức bảo vệ trẻ em, xuất hiện tại các chương trình truyền hình, báo chí, viết sách, làm tờ rơi… có nội dung liên quan đến việc bảo vệ trẻ em.
Nhiều năm qua, bà trở thành niềm tin, chỗ dựa, lá chắn sống của trẻ em bị xâm hại. 65 tuổi, bà vẫn đi lại như con thoi giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận để bảo vệ trẻ em.