Trước quá trình đô thị hóa nhanh,ểndịchcơcấunôngnghiệptheohướngđôthịKếtquảcủasựđồnglòtỷ số bóng đá qatar diện tích đất nông nghiệp của TP.Thủ Dầu Một ngày càng bị thu hẹp, Đảng bộ, chính quyền các phường của thành phố đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của UBND TP.Thủ Dầu Một, các gia đình nông dân đã đồng lòng, tích cực thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần tăng giá trị sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một đã hình thành nhiều mô hình kinh tế áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao mang lại hiệu quả cho người dân. Cụ thể như mô hình trồng rau mầm, rau thủy canh, hoa lan có tổng diện tích trồng 23.000m2. Đối với mô hình trồng lan, hàng năm, sau khi trừ chi phí, nông dân còn thu về hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, mô hình trồng lá giang đang phát triển khá mạnh. Nhiều gia đình đã tận dụng đất xung quanh nhà và hàng rào để trồng lá giang. Hiện nay, trên địa bàn phường có 3,5 ha trồng lá giang, tạo thêm thu nhập cho nông dân.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong ảnh: Ông Võ Tuấn Kiệt (khu phố 9, phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một) bên mô hình nuôi cá dĩa của gia đình. Ảnh: P.LÊ
Anh Huỳnh Văn Khải, chủ cơ sở trồng rau mầm Khải Yến ở khu phố 6, phường Phú Mỹ cho biết, trước đây gia đình anh chỉ trồng rau theo cách thuần nông, thu nhập không cao. Từ khi thực hiện mô hình trồng rau mầm, gia đình đã được địa phương tạo điều kiện phát triển; địa phương còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật mở các lớp tập huấn về kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình cho các gia đình nông dân. Nhờ đó, tuy chỉ trồng trên diện tích 400m2 nhưng mô hình trồng rau mầm cho gia đình anh thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ năm, giúp gia đình có cuộc sống đầy đủ hơn trước.
Ông Lê Thành Mên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Phú Mỹ cho biết, hiện nay, theo tiến độ phát triển, diện tích đất nông nghiệp của phường ngày càng bị thu hẹp. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ và chính quyền thành phố về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị, Đảng bộ phường đã lãnh đạo hệ thống chính trị đẩy mạnh vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, tạo ra bước phát triển bền vững; đồng thời chú trọng sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất, thâm canh tăng vụ, không để đất trống và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng thu nhập trên 1 đơn vị đất canh tác.
Đảng ủy phường Phú Mỹ cũng đã chỉ đạo, quán triệt đến từng chi bộ khu phố, đặc biệt là phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tích cực tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên, tạo bước chuyển biến tích cực trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó đã góp phần quan trọng đưa thu nhập bình quân của người dân trong phường đạt khoảng 46 triệu đồng năm 2014.
Hiệu quả kinh tế cao
Ông Trần Văn Vạn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một cho biết, thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Đảng ủy phường đã xây dựng chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đô thị; cùng với đó thực hiện các chương trình hỗ trợ như thành lập quỹ hỗ trợ nông nghiệp cho hội viên nông dân, tạo điều kiện về nguồn vốn để hội viên nông dân phát triển các mô hình mới, hiệu quả. Song song đó, Đảng ủy phường đã kiến nghị ngành điện lực hỗ trợ về giá điện cho hội viên nông dân. Ngoài ra, Hội Nông dân phường cũng đã mở các lớp đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật ghép mai, chăm sóc cây kiểng cho nông dân. Từ những chủ trương và cách làm đó, nhiều mô hình kinh tế đã phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
“Từ khi thực hiện mô hình nuôi cá dĩa, với diện tích 400m2, đến nay đời sống kinh tế của gia đình tôi rất ổn định. Sau khi đã trừ các chi phí, bình quân hàng năm tôi thu về khoảng 1,5 tỷ đồng. Có được sự thành công này một phần cũng nhờ địa phương hỗ trợ về kỹ thuật, giới thiệu về con giống cho tôi. Gia đình tôi rất phấn khởi” - ông Võ Tuấn Kiệt, hội viên nông dân khu phố 9, phường Phú Mỹ chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Hoàng Huynh, Chủ tịch Hội Nông dân phường Chánh Nghĩa, khi địa phương triển khai mô hình nuôi cá dĩa, trồng hoa lan, cây kiểng, nhiều hội viên nông dân đã tích cực tham gia. Đến nay, riêng mô hình nuôi cá dĩa đã có 20 hộ trong phường nuôi và thành lập tổ hợp tác. Hầu hết hội viên ở đây đồng tình, ủng hộ các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị.
Để chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển theo hướng đô thị mang lại hiệu quả cao nhất, Đảng bộ các phường của TP.Thủ Dầu Một đều xác định mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao thu nhập cho nhân dân. Ông Trần Văn Vạn cho biết, tới đây Đảng ủy, UBND phường Chánh Nghĩa sẽ tiếp tục vận động, định hướng người dân xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị có hiệu quả kinh tế cao; bên cạnh đó tổ chức các chuyến tham quan tại những mô hình thành công để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Phường cũng sẽ phối hợp với ngành chức năng mở các lớp đào tạo kỹ thuật, kết hợp với chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất; hỗ trợ người dân về các thủ tục được vay vốn cũng như đẩy mạnh nguồn vốn từ quỹ hội nông dân để tạo điều kiện cho người dân đầu tư làm mô hình hiệu quả.
Với những chủ trương kịp thời, phù hợp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đô thị của Đảng bộ TP.Thủ Dầu Một đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Từ những chủ trương đó, việc phát triển các mô hình mới, hiệu quả, tăng thu nhập trên một diện tích đất đã góp phần ổn định đời sống người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế của địa phương.
PHƯƠNG LÊ
(责任编辑:World Cup)