发布时间:2025-01-10 07:55:28 来源:PhongThuyBet 作者:World Cup
4 tuổi,ángchạylũcủanamsinhcấpđượctuyểnthẳngvàoĐạihọsoi kèo arsenal Lưu Dịch Hách thể hiện niềm đam mê Toán học. Từ nhỏ, nam sinh thích mày mò máy tính, nghiên cứu và nhẩm nhanh được khối lượng dữ liệu lớn, không dùng đến công cụ trợ giúp.
Lên cấp 1, nam sinh bộc lộ năng khiếu chơi cờ vây. Theo chia sẻ, đây là trò chơi giúp tân sinh viên 14 tuổi nâng cao khả năng tư duy logic. Một số thành tích cậu bé đạt được: 9 tuổi đạt hạng 5/8 cờ vây nghiệp dư, giải Nhất cấp tỉnh và thành phố.
Cảm giác thất vọng, thiếu tự tin
Lưu Dịch Hách hiện là học sinh Trường THCS số 7 Thiên Phủ (TP Thành Đô, quận Thiên Phủ) vừa lọt vào danh sách trúng tuyển của Chương trình đào tạo tài năng trẻ Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng. Ở tuổi 14, nam sinh đỗ vào Khoa Toán và Toán học ứng dụng của Đại học Thanh Hoa. Cậu bé chính thức trở thành sinh viên đại học vào tháng 1/2024.
Tiết lộ với truyền thông về quá trình dự thi, nam sinh cho biết ngày đầu không hoàn thành tốt môn Toán trong bài kiểm tra toàn diện: "Dù rất thất vọng, nhưng em nhanh chóng lấy lại tinh thần bước vào vòng thi chuyên môn ngày 2".
Lưu Dịch Hách nhận định, các câu hỏi trong vòng 2 thi chuyên môn Toán và Vật lý vừa sức. "Em làm tốt và tự tin với đáp án đưa ra, mọi việc đều tương đối suôn sẻ. Ở vòng 3, thi phỏng vấn trực tiếp em trả lời khá tốt", nam sinh nói.
Lưu Dịch Hách thừa nhận, không tự tin 100% đỗ vào lớp tài năng trẻ hàng đầu của Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng (thuộc Đại học Thanh Hoa). "Sau khi đi thi về, em luôn tự nhủ dù kết quả thế nào, đây cũng là cơ hội may mắn và trải nghiệm quý giá khi được cọ xát với những thần đồng Toán học trẻ tuổi trong nước", tân sinh viên 14 tuổi trải lòng.
8 tháng 'chạy lũ' để đặt chân đến 'Harvard châu Á'
Lưu Dịch Hách quyết định đăng ký tham gia cuộc thi tuyển chọn thiên tài của Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng vào tháng 2/2023. Khi đó, chỉ còn 8 tháng là cuộc thi chính thức diễn ra. Sau khi xác định mục tiêu, nam sinh bắt đầu 'chạy lũ' về đích.
Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc thi, Lưu Dịch Hách nghiêm túc từ những ngày đầu. Kết quả này, không chỉ là cơ sở quyết định việc đỗ hoặc không, nó còn thể hiện đúng năng lực thực tế của nam sinh.
Thầy Mao Minh Chính - Tổ trưởng tổ giáo viên chuyên luyện thi Toán của Trường THCS số 7 Thiên Phủ, thẳng thắn thừa nhận: "Lưu Dịch Hách có nền tảng tốt và tổng điểm trung bình luôn nằm trong top đầu. Nhưng, không dễ để em hoàn thành cuộc đua 'chạy lũ' trong 8 tháng, đấu lại với nhiều thiên tài trên cả nước".
"Như chia sẻ ban đầu, Lưu Dịch Hách tham gia cuộc thi tuyển chọn thiên tài với thái độ học hỏi cầu thị. Thầy trò tôi chấp nhận, tự mình leo lên núi mới biết núi cao thế nào, thậm chí phải cầm sào dò biển mới biết biển nông hay sâu.
Muốn thực hiện được quá trình này, chúng tôi buộc phải tìm mọi con đường để đi. Ngay cả khi, kết quả không đạt yêu cầu, thầy trò tôi cũng phải chấp nhận", thầy Chính chia sẻ về hành trình Lưu Dịch Hách 'chạy lũ' 8 tháng để đặt chân đến 'Harvard châu Á'.
Thầy chia sẻ thêm, mục tiêu đặt ra của Lưu Dịch Hách được nhà trường quan tâm: "Ban giám hiệu không chỉ điều chỉnh lịch học, thậm chí còn sắp xếp kế hoạch ôn thi dựa trên tình hình thực tế của em. Kế hoạch nêu chi tiết những việc cần làm tại thời điểm đó và từng giai đoạn. Tất cả thầy cô đều mong em có thể chạy nhanh về đích".
Là người đồng hành cùng Lưu Dịch Hách trong hành trình 8 tháng chạm tay đến ước mơ, thầy Minh cho biết ngoài việc chuẩn bị kiến thức phục vụ cuộc thi, vấn đề sức khỏe tâm thần cũng được chú trọng không kém.
"Do việc học ngày càng khó, nên em hay cáu khi gặp vấn đề không thể giải quyết. Những lúc này, thầy cô luôn trò chuyện cùng Lưu Dịch Hách hoặc rủ em ra ngoài chơi. Việc chuẩn bị cho cuộc thi là hành trình đầy gian nan của cả thầy và trò. Dù thời gian gấp rút, nhưng không phải là không thể thực hiện được", thầy Minh tâm sự.
Nhìn lại hành trình 'chạy lũ' 8 tháng qua, Lưu Dịch Hách thừa nhận ngoài sự gò bó về thời gian, còn cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của thầy Minh, nhà trường và bố mẹ. Thời gian này, nam sinh cho biết để giải tỏa căng thẳng thường chơi bóng bàn và chạy bộ: "Em thích cảm giác sảng khoái khi chạy bộ".
'Tài năng không phải muốn là có, kiên trì mới là đích đến'
Dừng chân tại Đại học Thanh Hoa ở tuổi 14, trong mắt mọi người Lưu Dịch Hách ít nhiều có tài. Tuy nhiên, nam sinh khẳng định bản thân không phải là người tài, nhưng thành tích Toán học đạt được chủ yếu đến từ niềm đam mê và sự kiên trì.
Tân sinh viên 14 tuổi quan niệm, niềm đam mê và sự nhiệt huyết vừa là chìa khóa cơ hội vừa là nguồn động lực: "Tài năng không phải là thứ chúng ta có thể quyết định được. Nhưng sự kiên trì, nỗ lực và cố gắng trong lĩnh vực bản thân yêu thích là mục đích cần hướng tới".
Nói về quá trình trưởng thành, nam sinh tiết lộ bố mẹ là người bạn đồng hành: "Mỗi ngày, em đều gọi điện chia sẻ với bố mẹ về những trải nghiệm ở trường và khó khăn đang vướng mắc. Sự ấm áp của gia đình là động lực để em tiếp tục tiến về phía trước".
Tháng 1/2024, nam sinh sẽ xa bố mẹ để đi học đại học. Đại học Thanh Hoa, cách nhà Lưu Dịch Hách gần 2.000km. Trong khi, bố mẹ lo lắng về khả năng tự chăm sóc bản thân của con, cậu bé lại tràn đầy tự tin: "Em đặt kỳ vọng vào cuộc sống đại học. Đây là nơi em gặp gỡ những người giỏi hơn mình. Em có thể kết bạn và học hỏi mọi thứ từ họ. Em không lo lắng việc sắp bước vào môi trường mới".
Khi nói về tương lai, Lưu Dịch Hách thẳng thắn tuyên bố sẽ tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê Toán học: "Em may mắn vì được học trong ngôi trường lý tưởng, có nền tảng vững chắc và bề dày lịch sử lâu đời. Do đó, việc học tập chăm chỉ vừa để nâng cao trình độ vừa góp phần xây dựng sự nghiệp Toán học của đất nước phát triển là sứ mệnh khi em đặt chân đến Đại học Thanh Hoa".
Hành trang vào đại học tuổi 14
Đỗ Đại học Thanh Hoa ở độ tuổi khá sớm, không đồng nghĩa với việc Lưu Dịch Hách thoát khỏi áp lực học tập và buông thả bản thân. Thầy Chính cho biết, thời gian tới nhà trường bố trí lớp học ‘1 thầy 1 trò’ giúp nam sinh nâng cao kỹ năng: Khả năng diễn đạt, khả năng đọc viết tổng quát, sức khỏe tâm thần…
"Việc trau dồi khả năng diễn đạt giúp em thể hiện bản thân và chia sẻ tốt hơn. Khả năng đọc viết giúp em nắm vững kiến thức nhanh. Lớp học về sức khỏe tâm thần chủ yếu tập trung vào việc giúp em biết cách vượt qua khó khăn, điều chỉnh cảm xúc, cân bằng giữa học tập và cuộc sống...", thầy giáo lý giải mục đích của lớp học 1-1.
Thầy Chính nhấn mạnh, về kiến thức THPT Lưu Dịch Hách đã nắm chắc, nhưng không có sự trải nghiệm về cuộc sống học sinh. Do đó, các lớp học này là hành trang để nam sinh bước vào môi trường mới. Nhà trường tin tưởng Lưu Dịch Hách sẽ nhanh chóng thích nghi và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình thời gian tới.
Chia sẻ về mô hình lớp học 1-1 đặc biệt, bà Trương Giang Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học số 7 Thiên Phủ kiêm Hiệu trưởng điều hành khối THCS, cho biết: "Lớp học này, không chỉ dành riêng cho Lưu Dịch Hách, có thể áp dụng với mọi học sinh trong trường. Những học sinh được đào tạo theo cơ chế dạy và học phân tầng 1-1, sẽ có lộ trình học theo đúng năng lực thực tế.
Đây là mô hình đào tạo thể hiện tính phù hợp và sự liên kết giữa môn học, nội dung và phương pháp. Học sinh có quyền lựa chọn môn theo thế mạnh để vượt cấp. Ví dụ, học sinh lớp 6 giỏi tiếng Anh được học cùng lớp 11, 12. Bằng cách này, nhà trường sẽ đào tạo các cá nhân có thể mạnh ngày càng phát triển hơn".
Theo Sohu
Nam sinh lớp 9 được tuyển thẳng vào đại học số 1 châu Á, nói không với học thêmTrương Tấn Các hiện là học sinh lớp 9 Trường THCS số 2 Lịch Thành (Trung Quốc) vừa được tuyển thẳng vào Khoa Toán và Toán học ứng dụng của Đại học Thanh Hoa.相关文章
随便看看