ĐHQG TP.HCM tiếp tục “kêu tiền, kêu đất” lên Chính phủ_lịch sử đối đầu mu vs chelsea
- Ngay sau khi dự Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam,ĐHQGTPHCMtiếptụckêutiềnkêuđấtlênChínhphủlịch sử đối đầu mu vs chelsea 20/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có buổi việc với ĐHQG TP.HCM.
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, ông Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết, ĐHQG còn những khó khăn trong công tác xây dựng dự án. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm do chưa hoàn thành khu tái định cư, chính sách giá đền bù các khu vực có thay đổi theo thời gian do chế độ chính sách của địa phương thay đổi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Ông Đạt kiến nghị tới Thủ tướng hai vấn đề: đối với công tác bồi thường, GPMB, Chính phủ sớm phê duyệt chủ trương điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án bồi thường GPMB trên địa bàn TP.HCM để ĐHQG tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Bố trí kịp thời nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho công tác bồi thường GPMB theo kế hoạch trung hạn. Chỉ đạo TP.HCM và tỉnh Bình Dương đẩy mạnh việc thưc hiện công tác GPMB và đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng xây dựng dự án... Cho phép ĐHQG vay ngân hàng để chi trả công tác bồi thường GPMB kịp theo nhu cầu của người dân.
Theo ông Đạt, việc bồi thường này cần khoảng 2.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước; vốn xin hỗ trợ của địa phương là 1.000 đến 1.400 tỷ.
Đối với việc thực hiện dự án thành phần, ĐHQG kiến nghị cho phép thực hiện một cơ chế tài chính đặc thù như: Ngân sách trung ương bố trí đủ theo kế hoạch sử dụng vốn; trái phiếu Chính phủ bố trí nguồn trái phiếu cho thực hiện các dự án; các nguồn vốn vay được ưu tiên vay vốn từ các nguồn vốn kích cầu của hai địa phương TP.HCM và tỉnh Bình Dương; Các nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác, các bộ ngành hỗ trợ, hướng dẫn ĐHQG-HCM các quy định, cơ chế chính sách thu hút đầu tư…
Ông Huỳnh Thành Đạt, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM |
Số vốn cần cho giai đoạn 2016-2020 là 5.310 tỷ; giai đoạn 2021-2025 là 5.000 tỷ.
Đầu tư tập trung không dàn trải, có quy mô
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành, nhà khoa học, địa phương phải đưa ra những khó khăn, có phương án giải quyết liên quan đến tài chính, giải phóng mặt bằng của ĐHQG TP.HCM.
Theo ông Trần Chí Đáo, nguyên giám đốc ĐHQG TP.HCM, Chính phủ nên cho phép ĐHQG tự chủ vay tiền, lãi nhà nước chịu để giải phóng hết mặt bằng. Ngoài ra cho vay mượn thêm để hoàn thành việc quy hoạch vì thời gian đã kéo dài, không thể mỗi năm chờ được giải ngân vài trăm tỷ.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm cho biết diện tích ĐHQG thuộc đất của tỉnh này là 522 ha, số hộ dân phải di dời giải tỏa hơn 700 hộ, 18 tổ chức doanh nghiệp. Hiện nay đã bồi thường được 77%.
Ông Liêm cho biết, do trước đây không có tái định cư nhưng hiện nay phải tái định cư, giá đền bù có chênh lệch cùng với sự điều chỉnh nên có nhiều trường hợp đã nhận tiền nhưng không giao mặt bằng vì tiếp tục đòi hỗ trợ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bình Dương phải quyết tâm, có cơ chế riêng do tỉnh đề xuất, không áp dụng theo kiểu nông thôn. Tỉnh phải đưa đơn giá cụ thể bao nhiêu, bao giờ làm sau đó trình Thủ tướng duyệt
Ông Liêm hứa có sẽ đề xuất nhưng đối với việc hỗ trợ kinh phí cho ĐHQG, ông này cho biết do ngân sách tỉnh chưa thực hiện theo luật mới, giảm điều tiết nên rất khó khăn.
Phía lãnh đạo TP.HCM đề nghị, ĐHQG muốn vay dự án kích cầu phải có dự án cụ thể, thành phố sẽ thực hiện xem xét.
“Có nhiều dự án từ 200-300 tỷ chúng tôi vẫn đồng ý, quan trọng là hiệu quả như thế nào” – ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Huỳnh Quang Hải cho rằng quan điểm của Bộ là GPMB cần làm gấp, làm nhanh. Nhưng phải xác định số tiền bao nhiêu, Bộ sẽ cho ứng ngay để triển khai.
Cũng theo ông Hải, ngoài việc giải phóng mặt bằng, đối với ngân sách để phát triển cần có kế hoạch, lộ trình phù hợp bên cạnh đó trường cần tính cơ chế tự chủ tài chính.
“Chúng tôi ủng hộ việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hớn mười mấy năm nay. Với những cơ chế mới Bộ Tài chính tiếp tục ủng hộ” - ông Hải cho biết.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, vấn đề ĐQGG.HCM không liên quan đến Bộ GD-ĐT.
Nhưng theo ông Nhạ “trong tổng số ngành của ĐHQG TP.HCM có những ngành rất thấp, rất cao, có nhiều ngành rất hấp dẫn, có ngành cơ bản. Cùng một lúc không nên đầu tư tất cả, mà rà soát lại. Với những ngành khoa học cơ bản phải duy trì, tập trung đầu tư những ngành có tiềm lực cao gắn với nhu cầu cấp bách của TP.HCM và Bình Dương”- ông Nhạ đề nghị thực hiện xã hội hóa và vốn vay từ các dự án.
Cũng theo ông Nhạ, “cả nước có hơn 200 trường ĐH công lập vì vậy việc đầu tư rất khó khăn. Nếu tập trung đầu tư ưu tiên một nơi, nơi khác sẽ không có tiền”.
Phải tự chủ đúng nghĩa, đầy đủ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quy hoạch quy mô sẽ làm ĐHQG TP.HCM không thay đổi. Vì vậy phải thực hiện nâng chất lượng đào tạo; đẩy nhanh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; GPMB; xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực; tự chủ đúng nghĩa, đầy đủ.
Về việc đổi mới sáng tạo khởi nghiệp, ông Phúc cho rằng tầm nhìn hướng đến xây dựng đại học TOP đầu châu Á, nơi hội tụ đầy đủ văn hóa, tri thức Việt Nam rất tốt, vì vậy cần phát huy làm tốt như các ngành công nghệ phần mềm, mô hình khởi nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia trồng cây tại khuôn viên nhà trường |
“Tôi cho rằng ĐHQG TPHCM đi đúng hướng, vị thế cánh chim đầu đàn, nhưng nhìn thẳng vào tồn tại vẫn chưa phát huy mạnh mẽ đầu tàu, chưa có ảnh hưởng lan tỏa rõ nét trong hệ thống, tính đổi mới chủ động sáng tạo trong đổi mới chưa cao. Chúng ta có nhiều công trình nghiên cứu khoa học tốt, nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị” – ông Phúc cho biết
Ông Phúc đề nghị ĐHQG phải đạt được sứ mệnh của trường. Ngoài hai sứ mệnh, “phải sứ mệnh thứ ba, trường là nơi khởi nguồn của những ước mơ khởi nghiệp sáng tạo, kiến tạo của những thế hệ doanh nhân…”.
Đối với vấn đề tự chủ đại học, ông Phúc cho rằng cần thực hiện tự chủ đúng nghĩa là trao quyền đi với trách nhiệm
“Tự chủ đại học là thuộc tính của đại học, là nguồn gốc phát triển của đại học. Vai trò của tự chủ là trao quyền cho đại học nhưng ý thứ hai là trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội. Không chỉ đòi tự chủ mà chưa thể hiện năng lực nhận thức trách nhiệm xã hội” – ông Phúc lưu ý.
Đối với trách nhiệm các bộ ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan, bộ ngành luôn sát cánh ủng hộ ĐHQG TP.HCM, có chính sách phù hợp. Trong đó Bộ GD-ĐT phải rà soát tháo gỡ cơ chế tự chủ của trường. Các địa phương TP.HCM và Bình Dương có cơ chế đặt hàng, các tỉnh lân cận tạo điều kiện cho ĐHQG phát triển.
Đối với vấn đề giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu phải làm sớm, dứt khoát, quyết liệt. Vấn đề vốn, có thể ưu tiên cho ứng trước từ quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư phát triển của TP.HCM và Bình Dương hỗ trợ tạo điều kiện, nếu thiếu Chính phủ sẽ hỗ trợ.
Lê Huyền
相关文章
Hướng dẫn đăng ký 4G Mobi 1 năm 360GB
MobiFone có nhữnggói cước 4G chu kỳ dài hạn lên đến 1 năm. Trong mùa dịch, những gói cước 4G 1 năm đ2025-01-25Phân tích kèo hiệp 1 Daegu FC vs Gangwon FC, 17h ngày 11/7
Hoàng Ngọc - 10/07/2023 21:34 Kèo thơm bóng đ2025-01-25Hơn 20.000 doanh nghiệp được thành lập mới sau mỗi tháng
(VTC News) - Từ đầu năm đến nay, bình quân một tháng cả nước có hơn 20,2 nghìn doanh nghiệp thành lậ2025-01-25Phân tích hiệp 1 Gwangju vs Pohang Steelers, 17h30 ngày 3/6
Hoàng Tài - 02/06/2023 14:42 Kèo thơm bóng đá2025-01-25Người phụ nữ hắt chất bẩn vào mặt cô dâu sẽ bị phạt hành chính
Ngày 24/10, Công an xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết,2025-01-25Nhận định, soi kèo Shonan Bellmare với Vissel Kobe, 13h00 ngày 20/4: Khách lấn át chủ nhà
Hồng Quân - 19/04/2024 06:15 Nhật Bản2025-01-25
最新评论