Sự học của mỗi người là cả quá trình lâu dài,ầygiáoởHàNộitừngdạythêmcangàychỉcáchđểhọcsinhbiếttựhọinter milan vs atalanta phương pháp dạy và học của mỗi cá nhân có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có mục tiêu chung mà một nền giáo dục được coi là thành công phải hướng tới: tạo nên các thế hệ học sinh có thói quen tự học, có khả năng tư duy độc lập cùng kỹ năng phản biện. Khi mục tiêu đó hoàn thành, việc dạy và học thêm tràn lan nặng về nhồi nhét kiến thức, chỉ biết "học theo dạng, làm theo mẫu" sẽ không còn đất để tồn tại. Vòng luẩn quẩn "không có thói quen tự học thì phải đi học thêm, càng đi học thêm sẽ không có thời gian tự học..." chắc chắn sẽ mất đi.
Tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), tôi đã có 30 năm làm giáo viên tự do và chứng kiến nhiều em phải "chạy sô" học thêm để vượt qua các kỳ thi, đạt mục tiêu của bản thân hay kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô hoặc để bằng bạn bằng bè. Có những dịp nhu cầu học thêm cao, tôi phải dạy một ngày tới 5-6 ca. Dù vậy, với tôi, mục đích cuối cùng của việc dạy học là rèn cho học sinh có thói quen tự học, coi đó là việc mình sẽ làm suốt đời.
Những điều tôi chia sẻ dưới đây chỉ là trải nghiệm của bản thân, là kinh nghiệm sau quá trình vừa làm việc, vừa học hỏi từ các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, sách báo, và từ chính học sinh của mình.
Mấy chục năm qua, để rèn học sinh tự học, tôi thường yêu cầu các em chủ động đọc trước lý thuyết và làm bài tập trong SGK, sách bài tập. Như vậy, mỗi buổi dạy, thay vì phải giảng bài để học sinh tiếp thu thụ động, tôi chỉ cần ghi nhận thành quả "lao động" của các em, sau đó đánh giá và phân loại để tìm ra phương pháp chỉ dẫn phù hợp nhất có thể.
Về cơ bản, học sinh được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Gần như không gặp khó khăn hay trở ngại nào, hoàn thành dễ dàng phần việc được giao (tự đọc lý thuyết và làm bài tập trong sách).
Nhóm 2: Cần được thầy giải đáp, tháo gỡ khúc mắc một số nội dung của bài học được giao.
Nhóm 3: Cần được hướng dẫn cách tự đọc, tự học.
Nhóm 4: Dù đã được hướng dẫn nhiều lần vẫn không thể tự đọc và tự học.
Với học sinh thuộc nhóm 1 và 2, về cơ bản, tôi chỉ cần giao thêm bài tập, hướng dẫn các em tìm đọc tài liệu nâng cao phù hợp với khả năng. Ngoài ra, tôi khuyến khích các em dành thời gian hỗ trợ bạn nhóm 3 để "mài giũa" kiến thức, học cách diễn đạt, biết giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè.
Với nhóm 3, sau khi biết học sinh đọc chưa đúng cách, tôi hướng dẫn các em làm quen với việc tự đọc như sau:
- Coi bài đang đọc như một truyện ngắn hay một đoạn văn…
- Ghi ra nháp các đề mục lớn, nhỏ đã được chia ra trong bài.
- Đọc từng đề mục và chỉ ra những đoạn hay câu, từ chưa hiểu. Tôi sẽ nhờ học sinh nhóm 1, 2 chỉ dẫn thêm bạn nhóm 3. Sau bước này, chỉ những bạn không thể “thông tỏ”, tôi mới phải can thiệp.
Thực hiện quá trình này vài lần, khả năng tự đọc dần cải thiện và chẳng bao lâu, học sinh có thói quen tự học.
Đa số học sinh thuộc nhóm 4 không theo kịp các bạn 3 nhóm trên nên cần được đầu tư thêm thời gian. Thậm chí nhiều trường hợp, tôi phải tách các em ra để hướng dẫn riêng.
Để giúp học sinh thuộc nhóm này hiểu kiến thức cơ bản, cần kiên trì và bản thân người thầy phải có chút kiến thức của môn khác. Chẳng hạn, có em nhóm 4 học tiếng Anh tương đối khá, tôi sẽ lấy ví dụ ở môn tiếng Anh để giảng giải cho bài toán. Với các em học tốt môn xã hội, tôi dùng kiến thức môn xã hội để giúp các em có cái nhìn “nhẹ nhàng” hơn về môn Toán…
Bên cạnh việc rèn thói quen tự đọc, học sinh cần được chỉ dẫn cách tự hệ thống kiến thức cơ bản. Tôi khuyến khích các em luôn tự đặt câu hỏi "tại sao" và trả lời thông qua việc tìm hiểu hoặc tự chứng minh lại các định lý, tính chất, hệ quả cũng như công thức cơ bản trong SGK.
Việc này có ba tác dụng: 1. Học sinh dễ dàng hiểu bản chất vấn đề, nắm vững và nhớ lâu kiến thức cơ bản; 2. Các em có thêm cơ hội nắm bắt phương pháp giải toán và học hỏi kỹ năng suy luận cơ bản; 3. Nếu học sinh không dám chắc mình đã nhớ đúng công thức nào đó, các em có thể tự chứng minh lại công thức ấy.
Tiếp theo, tôi thường lưu ý học sinh phải tự chỉ ra kiến thức trong bài đang học có sự liên quan với kiến thức nào đã học ở lớp dưới. Chẳng hạn, khi học về giới hạn của dãy số, các em phải tìm hiểu giới hạn cơ bản lim1/n= 0 có liên quan gì đến bài toán nào trước đây từng học.
Với những bài tập học sinh chưa tìm ra hướng giải quyết hoặc gặp bế tắc, tôi yêu cầu các em trình bày hướng suy nghĩ của mình rồi mới gợi ý và đưa ra chỉ dẫn nếu thấy cần.
Để giúp học trò có thói quen tự suy nghĩ, tôi xóa hết những gì đã giảng giải trên bảng, hạn chế cho các em ghi chép và coi việc tự giải lại là bài tập về nhà. Nếu học sinh vẫn không làm được bài tập đó, tôi tiếp tục chỉ dẫn trong buổi học tiếp theo.
Khi kiên trì áp dụng phương pháp này, tôi giúp nhiều học sinh dần có thói quen chủ động trong học tập, hoàn thiện và nâng cao kỹ năng suy luận cơ bản, có khả năng phản biện và tư duy độc lập. Tất nhiên, mức độ bài tập và sự chỉ dẫn phải phù hợp với năng lực của từng nhóm học sinh.
Thầy giáo Toán từng dạy thêm 5 ca/ngày nói lý do nhiều học sinh 'phải học thêm''Nhiều em học kém nhưng vẫn lên lớp đều, dẫn tới hổng nặng kiến thức. Các em này nếu muốn học tốt khi vào cấp 3 hay có mục tiêu thi đại học, không thể không học thêm', thầy giáo dạy Toán chia sẻ.