Trên mạng xã hội lan truyền thông tin Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM mua vé phim "Đất rừng phương Nam" để "vận động" sinh viên đi xem. Trao đổi với VietNamNet,ườngNhânvănlêntiếngviệcmuavéépsinhviênxemĐấtrừngphươbóng đá net bà Nguyễn Thảo Chi, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, khẳng định, trường không có kế hoạch cũng như không tổ chức mua vé phim "Đất rừng phương Nam" cho sinh viên đi xem.
Những hoạt động liên quan đến trải nghiệm văn hoá các tác phẩm mới, phim mới phải xuất phát từ nhu cầu của sinh viên, nhà trường không bắt buộc sinh viên phải thực hiện.
Theo bà Chi, thông tin này có thể xuất phát từ việc nhà trường có một câu lạc bộ về sân khấu điện ảnh thuộc Khoa văn học, do sinh viên phụ trách. Theo thông lệ và hoạt động định kỳ của câu lạc bộ, khi có một bộ phim mới ra rạp hoặc phát hành trên mạng, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ kết nối với nhau và mời các thành viên tham gia để trải nghiệm nhằm phục vụ cho bộ môn Phê bình điện ảnh.
Việc này không chỉ diễn ra với phim "Đất rừng phương Nam" mà các tác phẩm khác cũng như vậy. Tuy nhiên khi tổ chức, câu lạc bộ sẽ phải có kế hoạch và được sự đồng ý của lãnh đạo khoa.
"Do vậy, thông tin Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM mua vé cho sinh viên xem "Đất rừng phương Nam là không đúng. Nhà trường cho rằng cảm thụ văn học hay thẩm mỹ mỗi người có một quan điểm khac nhau. Nhà trường không ép sinh viên tham gia bất kỳ hoạt động trải nghiệm nào"- bà Chi khẳng định.
Trước đó, mạng xã hội cũng xôn xao việc Trường ĐH Công nghệ TP.HCM mua 1.000 vé phim này và yêu cầu sinh viên đi xem. Nếu sinh viên nào đi xem sẽ được cộng 2 điểm rèn luyện. Sinh viên nào không đi bị trừ điểm.
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay, việc mua 1.000 vé phim "Đất rừng phương Nam" nằm trong hoạt động học tập học phần Cảm thụ điện ảnh, khoa Truyền thông và Thiết kế.
Theo kế hoạch, ngày 20/10, khoa Truyền thông và Thiết kế sẽ tổ chức cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện đi xem phim này tại rạp. Đây là một hoạt động học tập giúp sinh viên có trải nghiệm thực tế về không gian rạp thông qua một bộ phim mới.
Theo ông Quốc Anh, nhà trường định hướng đào tạo mang tính ứng dụng, thường xuyên có những chương trình trải nghiệm thực tế trong chương trình học. "Cụ thể, trong tháng 9/2023, chúng tôi cũng đã cho sinh viên trải nghiệm xem phim "Past lives" hay trước đó từng xem phim “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” và giao lưu cùng ekip đoàn làm phim của Lý Hải. Ngoài ra, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện còn được mang sản phẩm phim là đồ án tốt nghiệp của mình ra rạp công chiếu".
Về thông tin sinh viên không đi xem phim "Đất rừng phương Nam" bị trừ điểm rèn luyện, còn sinh viên đi xem sẽ được cộng điểm, ông Quốc Anh khẳng định điều này không chính xác. Việc xem phim và trải nghiệm không gian rạp là quyền lợi của sinh viên trong chương trình học, sinh viên không phải trả tiền vé, nhà trường cũng không bắt buộc tham gia.
Liên quan đến phim "Đất rừng phương Nam" Trường THCS Đồng Khởi (Quận 1, TP.HCM) có thư ngỏ đề nghị cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm xem với kinh phí 80.000 đồng/em. Theo hiệu trưởng trường này, tổ trưởng tổ Ngữ văn cùng các tổ chuyên môn trình kế hoạch các nội dung trải nghiệm trong đó, có hoạt động xem phim "Đất rừng phương Nam".
Vì mục đích làm đa dạng hóa hoạt động trải nghiệm nên bà đã đồng ý việc này. Tuy nhiên sau khi nhà trường nắm bắt tình hình dư luận phản hồi đa chiều về bộ phim nên trường đã thu hồi toàn bộ thư ngỏ. Đồng thời, Trường THCS Đồng Khởi đã dừng hoạt động trải nghiệm và cũng nhận toàn bộ trách nhiệm.