您现在的位置是:La liga >>正文

Ông Trần Thanh Mẫn: Đề nghị ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng công tác nhân sự_keo nhà cai

La liga57573人已围观

简介Nội dung trên được Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi phát biểu khai mạc ...

Nội dung trên được Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 7,ÔngTrầnThanhMẫnĐềnghịĐBQHxemxétthảoluậnkỹlưỡngcôngtácnhânsựkeo nhà cai Quốc hội khóa XV, sáng 20/5.

Liên quan đến công tác nhân sự tại kỳ họp, ông Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

"Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nói.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: quochoi.vn)

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: quochoi.vn)

Về công tác lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, nội dung trọng tâm này chiếm gần 2/3 thời gian của kỳ họp với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết, đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật; 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Ông Trần Thanh Mẫn thông tin, các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thu hút sự quan tâm nhiều của cử tri và Nhân dân cả nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

"Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, tập trung đóng góp ý kiến toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật của dự thảo luật để đảm bảo chất lượng cao nhất khi được xem xét, thông qua", ông Trần Thanh Mẫn phát biểu.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận kỹ lưỡng về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, những nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm lớn, chính sách quan trọng; tính hợp lý, khả thi của các quy định để làm cơ sở cho các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.

Về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và các vấn đề quan trọng khác, ông Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu Quốc hội phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, tập trung vào những vấn đề lớn, qua đó đánh giá chất lượng và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành, nhất là công tác dự báo, dự toán ngân sách Nhà nước.

Đối với tình hình những tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho những tháng còn lại của năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội bám sát các yêu cầu, mục tiêu, giải pháp tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội…

Ông Trần Thanh Mẫn cho rằng cần lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình trong nước, thế giới và khu vực để đánh giá đúng những kết quả quan trọng đã đạt được.

Bên cạnh đó là những bất cập, hạn chế, yếu kém, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2024, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng...

Theo chương trình nghị sự, Quốc hội còn xem xét, quyết định, cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác.

"Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, đóng góp ý về sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm phát huy được nguồn lực, tận dụng được cơ hội phát triển, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7. (Ảnh: quochoi.vn)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7. (Ảnh: quochoi.vn)

Đề cập đến nội dung giám sát tối cao, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho hay, tại kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7; xem xét báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6.

Cùng đó, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát tối cao chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023"; xem xét, thông qua các nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, kết hợp xem xét, thảo luận cùng các nội dung liên quan.    

Anh Văn

Tags:

相关文章



友情链接