发布时间:2025-01-25 10:42:41 来源:PhongThuyBet 作者:Ngoại Hạng Anh
Nhằm tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông,ànngườidựđạilễkỷniệmnămPhậtHoàngTrầnNhânTôngnhậpNiếtBà365 cá cược net ngày 26/11/2019 (01/11 năm Kỷ Hợi), tại Cung Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với GHPGVN tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông Nhập Niết Bàn. Hơn 5.000 phật tử cả nước đã tới dự Đại lễ.
Đại lễ tưởng niệm 711 năm Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn là sự kiện trọng đại, là ngày hội của phật tử cả nước, khẳng định phương châm Đạo pháp đồng hành cùng Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng xã hội văn minh no ấm.
Thượng toạ Thích Đạo Hiển phát biểu tại Đại lễ. |
Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam, trong sự nghiệp Hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy Đạo Pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.
Nhất là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là Giáo hội thống nhất Phật giáo cả nước, theo truyền thống tốt đời - đẹp đạo hai ngàn năm lịch sử truyền thừa, nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của Tổ, của hồn thiêng sông núi Đại Việt và tinh thần đoàn kết hòa hợp đa tôn giáo, xây dựng một tịnh độ tại nhân gian bằng tinh thần Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Phát biểu tại Đại lễ, Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Chánh thư ký Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang trong quá trình đổi mới thì bên cạnh việc khơi dậy truyền thống và những nét văn hóa tốt đẹp, chúng ta cũng cần bằng tấm lòng, bằng ý thức tuân thủ pháp luật để tất cả những biểu hiện gây chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định xã hội, hay những hành vi vì lợi ích của riêng mình mà xâm hại đến lợi ích người khác hay xâm hại lợi ích cộng đồng cần phải được loại trừ”.
Trước đó, chiều 25/11 hàng nghìn phật tử cả nước đã thực hiện hành trình tâm linh "Con về bên Phật Hoàng" xuất phát từ Cung Trúc Lâm leo núi lên chùa Hoa Yên. Tại đây, các phật tử đã được nghe thuyết pháp về cuộc đời, sự nghiệp của Phật hoàng và tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm.
Đúng 23h30 hàng nghìn phật tử cùng các chư tăng làm lễ truyền đăng, nhiễu tháp Phật Hoàng. Đây là một nghi lễ tâm linh tưởng nhớ thời khắc Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim. Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế anh hùng, người đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông (1258 và 1288) đưa lại độc lập hòa bình cho xứ sở. Sau khi hoàn thành trách nhiệm vẻ vang với dân tộc, năm 1299 Ngài đã về Yên Tử xuất gia tu Phật, thống nhất 3 thiền phái Phật giáo Việt Nam, sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - nền Phật giáo thống nhất của người Việt với tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”; xây dựng một nền Phật giáo nhập thế yêu nước, tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam cho đến tận ngày nay. Trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sinh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vậy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sinh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).
|
Tình Lê
Ảnh: Lê Anh Dũng
Một ngày của các tăng ni tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) bắt đầu từ 4h sáng với nhiều hoạt động học tập và rèn luyện thể chất.
相关文章
随便看看