Từ lâu,àhàngnămtuổithayđổingườiphụcvụlànamgiớtrực tiếp bóng đá ý hôm nay các nhà hàng truyền thống của Nhật Bản hay còn gọi là ryotei, nhân viên phục vụ là những người phụ nữ mặc trang phục kimono. Tuy nhiên, một sự thay đổi bất ngờ mới xuất hiện ở thành phố Takamatsu, tỉnh Kagawa. Nhà hàng truyền thống Nicho đã đưa 4 người đàn ông vào làm nhân viên phục vụ.
Bốn người đàn ông mặc hakama trang trọng của nam giới, chào đón khách ở lối vào trang nhã. Họ cúi chào với nụ cười và nhanh chóng dẫn khách vào phòng ăn.
Nhà hàng Nicho, thành lập năm 1946. Ông Wataru Yamamoto 53 tuổi là người kế thừa thế hệ thứ ba kể từ năm 2009.
Kể từ khi trở thành chủ nhà hàng, Yamamoto đã nhận thức sâu sắc rằng "ryotei là nơi mọi người có thể trải nghiệm văn hóa Nhật Bản". Vì thế, ông đã nỗ lực rất nhiều để đưa đội ngũ nhân viên phục vụ của mình trở nên xuất sắc nhất, bởi chính họ là người truyền đến thực khách tình cảm nồng nàn được gửi gắm trong mỗi món ăn.
Ông cho rằng ngày càng có nhiều đầu bếp nữ, thậm chí có rất nhiều nam giới cũng phục vụ trong các nhà hàng Pháp, có lẽ sự phân biệt giữa nam và nữ đã trở nên vô nghĩa.
Ông quyết định thay đổi định kiến rằng phục vụ ẩm thực Nhật Bản là công việc của phụ nữ và quyết tâm đào tạo nam giới trở thành "người phục vụ".
Nam nhân viên phục vụ đầu tiên ở Nicho là Tatsuki Kawasaki, 20 tuổi. Khi biết rằng mình có thể mặc hakama, học trà đạo, Kawasaki nghĩ: "Đây là một thế giới tuyệt vời mà mình chưa từng trải nghiệm và mình muốn trở thành một phần của nó".
Nhà hàng Nicho hiện có 10 nhân viên phục vụ khách hàng, bao gồm cả nam và nữ. Những người mới đến sẽ học cách mặc kimono và Yamamoto sẽ dạy họ cách ứng xử, cách di chuyển, theo Mainichi.
Những nhân viên này học tất cả mọi thứ cần biết về công việc trước khi ra ngoài phục vụ khách hàng. Qua nhiều năm, họ sẽ lĩnh hội được những nét văn hóa, tự tin một mình tiếp đón những vị khách trong phòng tatami riêng.
Kawasaki đang phục vụ khách tại khu vực nhà hàng chính cùng với các nữ đồng nghiệp. Anh chia sẻ rằng mục tiêu của bản thân là tiếp đãi những nhóm khách nhỏ, ví dụ như một nhóm họp kinh doanh, trong các phòng riêng.
Bà Yoko 54 tuổi, vợ của ông Yamamoto, cũng là tiếp viên chính của nhà hàng, cho rằng bầu không khí của nơi này đã thay đổi khi có thêm các nam phục vụ. Họ bổ sung nguồn năng lượng cho sự mềm mại phổ biến từ trước đến giờ khi những người phục vụ đều là phụ nữ.
Hiện nay, những nhà hàng Ryotei vẫn giữ nguyên phong thái của người Nhật xưa như mặc trang phục truyền thống, tỉ mỉ làm từng món ăn, ăn nói nhỏ nhẹ, sử dụng chiếu tatami từ lâu đời.
Takeshi Hiratsuka, phó chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Nhật Bản, gồm khoảng 180 nhà hàng cao cấp ở Nhật, cho biết: "Việc nam giới mang bát đĩa đến cửa phòng tatami và chuyển cho nữ phục vụ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, thật hiếm khi một nhà hàng cao cấp đưa nam giới phục vụ khách trong những căn phòng riêng.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản rất sâu sắc và những người phục vụ đôi khi học hỏi được nhiều điều từ thực khách. Miễn là những nhân viên nam chịu khó học văn hóa, phép xã giao và tiếp đón khách trong trang phục truyền thống, tôi chắc chắn họ sẽ hòa nhập tốt".
(责任编辑:Cúp C1)
Du lịch phục hồi, bất động sản Quảng Ninh ‘đón sóng’
Những người chê phim Chúng ta của 8 năm sau chỉ giỏi soi mói, thích vùi dập
Có nên đấu giá biển số xe mô tô?
Trọng Tấn hát 'Tiếng đàn bầu' với dàn nhạc
Nghi can trộm 200 cây vàng ở Bình Thuận bị bắt tại Bắc Ninh
Ra mắt cuốn sách 'Tổng quan nhà thầu hạ tầng giao thông Việt Nam”
Tất tần tật các kiểu thắt đai lưng giúp bạn điệu với trench coat
Fan phát sốt vì thoại đậm chất ngôn tình trong bom tấn Hành tinh cát phần 2
Nóng cuộc đua giá pin xe điện toàn cầu
Tôi phẫn nộ, uất ức khi xem cảnh chướng mắt trong 'Chúng ta của 8 năm sau'
10 trang phục Halloween đắt đỏ bậc nhất thế giới, có bộ hàng triệu USD
Được "nghỉ phép nguyệt san" nhưng cần giấy bác sĩ, nữ nhân viên giấu nhẹm