Số liệu thống kê nêu trên là 1 nội dung thông tin trong báo cáo chuyên đề về đo lường hoạt động của người dân trên các nền tảng số Việt Nam quý I/2022,ịchvụMobileMoneyđãcóhơnngườidùngtrêntoànquốbóng da wap được Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì thực hiện.
Cụ thể, đánh giá về các nền tảng số Việt Nam phục vụ thanh toán, Bộ TT&TT nhận định lĩnh vực tài chính số phát triển khá ổn định, vững chắc và tương đối đồng đều giữa các ngân hàng. Các ứng dụng tài chính số của 5 ngân hàng Vietcombank, MB Bank, BIDV, VietinBank và AgriBank có sự phát triển mạnh so với cùng kỳ năm ngoái và tương đối đồng đều nhau. Trong đó, số lượng người sử dụng hằng tháng của Vietcombank là 12,2 triệu; MB Bank là 7,82 triệu; BIDV là 7,62 triệu; VietinBank là 5,46 triệu và AgriBank là 4,86 triệu.
Từ cuối tháng 11/2021, các doanh nghiệp viễn thông gồm Viettel, VNPT, MobiFone đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money. Đây là mảnh ghép quan trọng để phổ cập nền tảng thanh toán số, đặc biệt cho người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam, nơi hầu như chưa có sự hiện diện của hệ thống ngân hàng.
Để đáp ứng các quy định chặt chẽ về điều kiện triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, các doanh nghiệp viễn thông đã tiếp cận và triển khai thí điểm một cách thận trọng và có các biện pháp quản trị rủi ro cụ thể.
Sau 3 tháng triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money đã đạt được một số kết quả nhất định và bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra về thí điểm dịch vụ an toàn trong giai đoạn đầu triển khai, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.
Cụ thể, số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ đạt hơn 835.000 khách, trong đó có 487.000 khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, chiếm 58,3%. Số lượng tài khoản Mobile Money đang hoạt động - có phát sinh ít nhất một giao dịch, đạt 834.376 tài khoản, đạt 99,8%.
Thống kê cũng cho hay, số lượng điểm kinh doanh dịch vụ Mobile Money là 2.642 điểm phủ khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; trong đó có 537 điểm kinh doanh ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Số lượng đơn vị chấp nhận sử dụng tài khoản Mobile Money để thanh toán là 11.254 đơn vị; và số lượng giao dịch đạt 7,5 triệu với giá trị lên tới 280 tỷ đồng.
Trong bối cảnh triển khai thí điểm khi dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, dịch vụ Mobile Money được nhận định đã tạo được niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ, đáp ứng một phần nhu cầu của thực tiễn và từng bước đi vào cuộc sống.
Theo quy định, thời gian thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money là 2 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ này. |
Ngày 9/3/2021, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Việc cho phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money nhằm mục tiêu góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.
Đồng thời, tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng. Kết quả thí điểm triển khai dịch vụ Mobile Money sẽ là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành các quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Được triển khai trên toàn quốc, tuy nhiên các doanh nghiệp thực hiện thí điểm được yêu cầu phải ưu tiên triển khai dịch vụ Mobile Money tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam. Các doanh nghiệp chỉ được cung ứng các dịch vụ Mobile Money để chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định hiện hành để phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân. Dịch vụ Mobile Money chỉ áp dụng với các giao dịch nội địa và không thực hiện cho các dịch vụ xuyên biên giới.
Vân Anh
Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá Mobile Money là giải pháp quan trọng để hoàn thành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
(责任编辑:Thể thao)