Động thái bất ngờ của Kaspersky diễn ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố cấm bán phần mềm Kaspersky tại đây kể từ ngày 20/7. Công ty đã bắt đầu kinh doanh ở Mỹ từ năm 2005.
Kaspersky xác nhận thông tin với trang Zero Day,ừngkinhdoanhsathảinhânsựtạiMỹlịch thi đấu cúp nhà vua đồng thời thông tin thêm, từ ngày 20/7, công ty sẽ “dần thu hẹp hoạt động” và loại bỏ các vị trí tuyển dụng tại Mỹ do lệnh cấm.
Trong một tuyên bố, hãng bảo mật của Nga cho biết đã đánh giá một cách thận trọng tác động từ các yêu cầu pháp lý của Mỹ và phải đưa ra “quyết định đáng buồn, khó khăn vì các cơ hội kinh doanh trong nước không còn khả thi”.
Kaspersky không cho biết bao nhiêu nhân viên ở Mỹ bị sa thải mà chỉ nói chưa tới 50 nhân sự. Các nhân viên của hãng tiết lộ họ được nhận trợ cấp thôi việc.
Bộ Thương mại Mỹ công bố lệnh cấm vào tháng 6/2024 sau khi tiến hành cuộc điều tra “cực kỳ kỹ lưỡng”. Các quan chức không nói thêm về tính chất của cuộc điều tra hay phát hiện những gì, mà chỉ nhắc đến những lo ngại an ninh quốc gia liên quan đến phần mềm Kaspersky.
Trước đó, năm 2017, Bộ An ninh nội địa Mỹ ra chỉ thị cấm các cơ quan liên bang cài đặt phần mềm Kaspersky trên hệ thống. Đạo luật Ủy quyền quốc phòng sửa đổi năm 2018 cũng cấm sử dụng phần mềm Kaspersky trên các hệ thống quân sự Mỹ. Song, các lệnh cấm này chỉ bao trùm các hệ thống nhà nước, không phải thương mại. Vì vậy, lệnh cấm tháng trước của Bộ Thương mại Mỹ về cơ bản đặt dấu chấm hết cho việc kinh doanh của hãng tại đây.
Kaspersky cáo buộc Bộ Thương mại Mỹ ra quyết định dựa trên những lo ngại mang tính suy đoán và môi trường địa chính trị hiện tại hơn là đánh giá toàn diện tính toàn vẹn của các sản phẩm, dịch vụ Kaspersky.
Trước khi bán phần mềm bảo mật tại Mỹ, mã của Kaspersky được nhúng trong phần mềm và phần cứng của các công ty khác. Chẳng hạn, hãng bảo mật F-Secure sử dụng công cụ diệt virus Kaspersky trong phần mềm của mình từ năm 1996 đến 2006. Mã Kaspersky cũng có mặt trong các bộ định tuyến, tường lửa và thiết bị khác.
Từ năm 2005, doanh số của Kaspersky tăng mạnh mẽ nhờ các chương trình tiếp thị, tặng quà... và biến Kaspersky thành tên tuổi phổ biến. Năm 2023, doanh thu toàn cầu của hãng đạt 721 triệu USD. Trước khi lệnh cấm mới nhất được ban hành, doanh thu tại Mỹ chiếm chưa tới 10% tổng doanh thu. Công ty cho biết“hơn 1 triệu thiết bị đầu cuối” ở đây được bảo vệ bằng các sản phẩm của mình.
Lệnh cấm còn ngăn cản Kaspersky cập nhật các phần mềm đang hoạt động tại Mỹ, bắt đầu từ ngày 29/9. Điều đó đồng nghĩa các chương trình diệt virus của Kaspersky sẽ ngày càng kém hiệu quả vì không được cập nhật để phát hiện những nguy cơ mới khi chúng bị phát hiện. Đối với các nhà sản xuất khác đang nhúng mã Kaspersky trong sản phẩm, họ phải thay thế bằng một giải pháp khác.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, người dùng phần mềm Kaspersky sẽ không bị phạt nếu tiếp tục sử dụng. Dù vậy, bà khuyến nghị mọi người nên dừng ngay lập tức và chuyển sang sản phẩm thay thế“để bảo vệ bản thân, dữ liệu và gia đình của bạn”.
Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ còn đưa ba pháp nhân Kaspersky vào danh sách hạn chế thương mại, cấm các nhà cung ứng Mỹ làm ăn với Kaspersky.
Hơn 400 triệu người và 240.000 doanh nghiệp toàn cầu đang sử dụng các phần mềm của Kaspersky. Thành lập năm 1997, Kaspersky trở thành một trong những công ty diệt virus máy tính thành công nhất thế giới bên cạnh các đối thủ Mỹ như McAfee, Symantec. Các nhà nghiên cứu của Kaspersky thường được đánh giá là hàng đầu trong giới an ninh mạng, nổi tiếng với khả năng phân tích các chiến dịch tấn công mạng có tổ chức, cũng như các mối đe dọa bảo mật ảnh hưởng đến người dùng bình thường.
Trong một tuyên bố, Kaspersky khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào các thị trường chiến lược và cam kết phục vụ khách hàng, đối tác, bảo đảm sự an toàn cho họ.
(Theo Zetter Zeroday, CNN)