Tại Winchester,ảlợnvàotrangtrạiđiệnmặttrờiđểdọncỏtỷ số inter milan Virginia (Mỹ), lợn Kunekune là một phần của chiến lược quản lý thảm thực vật tại một dự án năng lượng mặt trời. Đây là sự hợp tác giữa các công ty Energy Support Services, DSD Renewables và Katahdin Acres.
Nhờ thả lợn vào trang trại điện, dự án đạt được mục tiêu kiểm soát thảm thực vật hiệu quả, tiết kiệm chi phí đáng kể và nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Đơn vị thực hiện cho hay, lợn Kunekune đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ này do hành vi kiếm ăn tự nhiên, giúp duy trì thảm thực vật mà không làm hỏng thiết bị năng lượng mặt trời. Phương pháp này tiết kiệm chi phí so với kiểm soát thảm thực vật bằng cơ học hoặc hóa học truyền thống.
Việc sử dụng lợn giúp cải thiện chất lượng đất và đa dạng sinh học. Ngoài ra, cách tiếp cận này phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của dự án, cung cấp giải pháp tự nhiên và thân thiện với môi trường cho việc quản lý thảm thực vật.
Trước đó, SUNY Cortland, một trường đại học tại Mỹ, đã đưa giống lợn nhỏ chăn thả trong trang trại điện mặt trời để thử nghiệm thay thế chiếc máy dọn cỏ chạy bằng xăng.
Kunekune, giống lợn bản địa của New Zealand, có thể dọn cỏ dại mọc um tùm xung quanh các tấm pin mặt trời. Vì tên của chúng có nghĩa là “béo và tròn” trong tiếng địa phương nên các chuyên gia cho rằng, những con lợn này có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Caleb Scott, một nhà cung cấp lợn, cho biết công ty của ông là một trong những đơn vị đầu tiên chăn thả cừu thương mại tại trang trại năng lượng mặt trời. Tương tự, đây sẽ là đàn lợn chăn thả trong trang trại năng lượng mặt trời đầu tiên.
Giống lợn Kunekune phù hợp với các trang trại năng lượng mặt trời. Theo Scott, gia súc lớn thì quá to, dê nhai dây điện và leo trèo khó kiểm soát. Các giống lợn khác lại phá hoại, đào bới đất.
Hệ thống năng lượng mặt trời của SUNY Cortland sử dụng 2.443 tấm pin để sản xuất 1.118 kW điện, khuôn viên trường sử dụng 100% điện tái tạo.
(Theo Swine)