Là công nhân trực tiếp sản xuất,àntayvàngLêĐìnhCườtỷ số hôm nay anh Lê Đình Cường luôn gương mẫu, cần cù, có trách nhiệm cao trong công việc
Vượt lên chính mình
Lê Đình Cường được nhận vào làm công nhân Nông trường Cao su Phan Văn Tiến (nay là Nông trường Cao su An Lập) từ năm 2002. Mặc dù đã hoàn thành khóa đào tạo tay nghề khai thác mủ trước khi vào làm việc nhưng với Cường đây vẫn là công việc khá mới mẻ đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Là một nghề đặc thù, không chỉ phải làm việc từ lúc tờ mờ sáng mà đòi hỏi người cạo mủ phải làm nhanh và quan trọng phải làm đúng quy trình kỹ thuật để vừa đạt sản lượng mủ vừa bảo đảm sinh trưởng của cây cao su. “Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đòi hỏi bản thân người công nhân cao su phải tuân thủ quy trình kỹ thuật, không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề và lý thuyết, bảo đảm ngày giờ làm việc, chấp hành tốt nội quy lao động của đơn vị…”, anh Cường chia sẻ về những ngày mới bước chân vào nghề cạo mủ.
Gần 20 năm gắn bó với nghề cạo mủ cao su là chừng ấy thời gian anh Cường nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Từ học ở nông trường, ở công ty đến học đồng nghiệp, những người đi trước; từ nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đến đúc rút kinh nghiệm cho bản thân… đặc biệt theo anh Cường, chính những hội thi tay nghề cạo mủ đã giúp anh có dịp tiếp xúc, giao lưu với nhiều thợ giỏi để anh ngày càng hoàn thiện tay nghề của mình. Anh Cường cho biết, năm 2011 anh được tổ tuyển chọn tham gia hội thi tay nghề thợ giỏi cấp nông trường và đạt giải nhất hội thi. Một năm sau, năm 2012 anh tiếp tục tham gia hội thi cấp công ty và đạt giải nhì cá nhân; năm 2014 tham gia hội thi cấp ngành đạt giải khuyến khích. Trong 2 năm 2016 và 2018, anh Cường tiếp tục tham gia Hội thi “Bàn tay vàng” cấp ngành nhưng không đạt giải. “Thất bại là mẹ thành công”, anh Cường không buồn mà nhanh chóng phân tích hạn chế, thiếu sót ở khâu nào dẫn đến kết quả không như ý muốn. Nhận ra nguyên nhân, anh Cường quyết tâm khắc phục, đồng thời đầu tư nhiều thời gian học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề để tiếp tục “chinh chiến” ở hội thi cấp cao nhất của ngành cao su.
Và cơ hội lại đến khi anh Cường được công ty “chọn mặt gửi vàng”, cử tham gia Hội thi “Bàn tay vàng” thu hoạch mủ cao su lần thứ XII, năm 2020 do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức tại tỉnh Bình Phước. Với tốc độ cờ vàng (15 phút) 99 cây cao su, công nhân Lê Đình Cường đến từ Nông trường Cao su An Lập, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng được Ban giám khảo chấm điểm tuyệt đối (100 điểm), giành giải nhất cuộc thi. Những nỗ lực, quyết tâm của anh Cường được đền đáp xứng đáng. Anh Cường cho biết, đạt giải nhất hội thi cấp ngành là niềm vui rất lớn nhưng hạnh phúc hơn là anh đã khắc phục những hạn chế và vượt lên được chính mình, đó là điều anh cảm thấy hài lòng nhất.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm
Trong những năm qua, mặc dù giá mủ cao su xuống thấp đã ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân lao động trong toàn ngành, song với tay nghề của mình cùng sự cần cù, chăm chỉ, anh Cường có thu nhập khá tốt. Điều đó giúp kinh tế gia đình anh Cường ổn định để anh tiếp tục gắn bó cống hiến khả năng của mình cho nông trường, công ty. Không chỉ có tay nghề cao, anh Cường còn là công nhân tích cực tham gia các hoạt động của đơn vị.
Anh Nguyễn Hoàng Anh, Tổ trưởng tổ 7, Nông trường Cao su An Lập, cho biết: “Công nhân Lê Đình Cường là đảng viên trẻ của tổ, rất tích cực trong công việc chuyên môn và hoạt động công đoàn của tổ. Là công nhân trực tiếp sản xuất, anh Cường luôn gương mẫu, cần cù, có trách nhiệm cao trong công việc nên năm nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…”.
Tích cực trong lao động sản xuất, anh Lê Đình Cường còn là một trong những cá nhân điển hình trong việc học tập và làm theo Bác do Đảng ủy công ty phát động. Theo đánh giá của Đảng ủy công ty, trong quá trình học và làm theo Bác, công nhân Lê Đình Cường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao; luôn luôn phấn đấu, khắc phục những khó khăn cùng tập thể tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Với những thành tích đạt được trong công tác, anh Lê Đình Cường đã được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng và Nông trường Cao su An Lập tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đó là nguồn động viên to lớn để anh có thêm động lực phấn đấu thi đua lao động, cống hiến nhiều hơn cho công ty.q
Anh Lê Đình Cường nhận cúp và bằng khen giải nhất cá nhân Hội thi “Bàn tay vàng” thu hoạch mủ cao su năm 2020
Gần 20 năm gắn bó với nghề cạo mủ cao su là chừng ấy thời gian anh Lê Đình Cường nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Từ học ở nông trường, ở công ty đến học đồng nghiệp, những người đi trước; từ nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đến đúc rút kinh nghiệm cho bản thân… đặc biệt theo anh Cường, chính những hội thi tay nghề cạo mủ đã giúp anh có dịp tiếp xúc, giao lưu với nhiều thợ giỏi để anh ngày càng hoàn thiện tay nghề của mình.
Tại hội thi “Bàn tay vàng” thu hoạch mủ cao su lần thứ XII, năm 2020 do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức tại tỉnh Bình Phước, với tốc độ cờ vàng (15 phút) 99 cây cao su, công nhân Lê Đình Cường đến từ Nông trường Cao su An Lập, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng được Ban giám khảo chấm điểm tuyệt đối (100 điểm), giành giải nhất cuộc thi.
TRÍ DŨNG