Dù không có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế,ìnhPhướcNỗlựcvượtkhóđểpháttriểnhận định feyenoord nâng cao đời sống cho người dân nhưng từ sau ngày tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước vẫn nỗ lực bứt phá trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương.
Đến nay, tỉnh Bình Phước đã phát triển mạnh mẽ.Trong ảnh: Một góc đô thị Đồng Xoài hiện nay.Ảnh: P.V
KT-XH phát triển vượt bậc
Xuất phát từ một tỉnh nghèo sau ngày tái lập (1-1-1997), lại là tỉnh vùng sâu, vùng biên giới nên bước đầu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong điều kiện đó, ngay sau khi được tái lập, Bình Phước đã chú trọng đến các vấn đề quy hoạch, cụ thể như quy hoạch tổng thể KT-XH; quy hoạch phát triển ngành, địa bàn; quy hoạch xây dựng… Từ những quy hoạch đã được phê duyệt, Bình Phước đã hoàn thiện dần bộ mặt kết cấu hạ tầng. Các công trình đường giao thông, thủy lợi, thủy điện cùng những công trình hạ tầng khác được đầu tư; nhờ đó hệ thống giao thông của tỉnh từ TX.Đồng Xoài đã kết nối với các xã, địa bàn vùng sâu, vùng xa hay với các tỉnh, thành khác khá hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, hạ tầng các Khu công nghiệp Tân Thành, Chơn Thành, Đồng Phú, Đồng Xoài… được đầu tư xây dựng bài bản. Các dự án thủy điện, sản xuất phân bón, trồng và chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu... đi vào hoạt động đã mang lại nhiều nguồn thu cho ngân sách. Do vậy, chỉ sau 19 năm tái lập, KT-XH của tỉnh Bình Phước đã có bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân hàng năm đạt trên 10%; thu ngân sách năm 2015 đạt 3.570 tỷ đồng.
Phát huy những thành tựu đã đạt được, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra nhiều chương trình, giải pháp quan trọng để đưa Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Theo đó, mục tiêu của tỉnh là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, tỉnh sẽ quan tâm khai thác tiềm năng về du lịch với 3 cụm công trình sẽ được kết nối liên hoàn là Căn cứ Tà Thiết - Khu di tích Bà Rá, Thác Mơ và Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng tại sóc Bom Bo...
Từ một tỉnh thuần nông, đến nay quy mô kinh tế của tỉnh Bình Phước tăng 1,67 lần so với năm 2010. Năm 2015, giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp của tỉnh tăng 6,2%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 16%; kim ngạch xuất khẩu tăng gần 20%; thương mại - dịch vụ tăng 12,53%, thu ngân sách tăng 1,5 lần so với năm 2010.
Hôm nay, Bình Phước kỷ niệm 19 năm ngày tái lập. Nhờ vào những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, Bình Phước đang được ví như “chàng trai trẻ” với nhiều hoài bão lớn trong phát triển KT-XH, chăm lo đời sống người dân và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Xây dựng Bình Phước thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,5%. Các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 32,2%, nông - lâm - thủy sản giảm xuống còn 38,5% trong cơ cấu kinh tế. Với lợi thế về đất đai, Bình Phước đã tập trung đẩy mạnh phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, tiêu, cây ăn trái. Trong những năm gần đây, xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Bình Phước đang nổi lên rất mạnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 5.600 trang trại với tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên và có thu nhập ổn định cho gần 30.000 lao động. Trong năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt gần 22.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 26.144 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 29.000 tỷ đồng.
Nếu như 1997, tổng thu ngân sách của tỉnh Bình Phước chỉ đạt 172 tỷ đồng, đến năm 2010 thu ngân sách đạt 2.062 tỷ đồng và thu nhập bình quân đầu người là 18,5 triệu đồng thì năm 2015, tổng thu ngân sách của tỉnh đã đạt 3.570 tỷ đồng, thu nhập đầu người đạt 39,8 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ năm 2010 đến nay của Bình Phước đạt 10,8%...
Bình Phước hiện có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 5.200 ha. Đã có 4.550 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký đầu tư với tốc độ tăng bình quân 9,8%/năm, trong đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 132 dự án với tổng vốn đăng ký trên 1,087 tỷ USD. Riêng năm 2015, toàn tỉnh thu hút được 642 doanh nghiệp trong nước đến hợp tác đầu tư với tổng số vốn gần 4.000 tỷ đồng và 18 dự án FDI với mức vốn đăng ký 62 triệu USD.
Có được kết quảtrên là sựnỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền vànhân dân tỉnh Bình Phước trong thời gian qua; sựchỉđạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủvàcác bộ, ban, ngành Trung ương cùng sựhợp tác của bạn bètrong nước vàquốc tế; đặc biệt là mối gắn kết thâm giao giữa 2 tỉnh Bình Dương - Bình Phước. Những thành tựu đóđãtạo ra những tiền đềthuận lợi đểcán bộ, đảng viên vànhân dân toàn tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tựtin tiến nhanh trên con đường hướng tới mục tiêu xây dựng Bình Phước thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Bà PHẠM THỊ MỸ LỆ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mỹ Lệ (Bình Phước): Ở Bình Dương hay Bình Phước tôi cũng có cảm giác như đang ở nhàcủa mình
Năm 1993, khi còn là tỉnh Sông Bé cũ, tôi được các vị lãnh đạo tỉnh giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình trong việc phát triển xưởng chế biến hạt điều đầu tiên. Trải qua quá trình nỗ lực phát triển làm ăn trên đất Bình Phước, đến năm 1995 tôi có số vốn kha khá nên quyết định mở Công ty Mỹ Lệ. Từ đó đến ngày tái lập tỉnh, Mỹ Lệ luôn nhận được sự đồng tình, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh Sông Bé. Điều đặc biệt ấn tượng là sau ngày tái lập tỉnh, do đặc thù công việc của ngành điều, chúng tôi thường có dịp được tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo, doanh nghiệp và nhân dân 2 tỉnh Bình Dương - Bình Phước, nhưng lúc nào và ở đâu tôi cũng có cảm giác như đang ở nhà của mình. Sự thân thiện, đoàn kết và gắn bó giữa hai tỉnh như thế là động lực, là nguồn sức mạnh vô tận để Tập đoàn Mỹ Lệ phát triển rực rỡ như ngày hôm nay.
Ông LÊ BÁ LINH, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điêu khắc và Sơn mài Bình Dương: Mong muốn mối quan hệ bền chặt giữa 2 tỉnh được duy trì mãi mãi
Trong quá khứ, khi còn là Sông Bé cũ, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tích đáng kể. Sau này, khi tái lập tỉnh, dù không còn gắn bó về địa giới hành chính như trước nhưng trong tâm niệm giữa chúng tôi với bạn hàng, với người làm công đang sinh sống tại Bình Phước hiện nay luôn luôn xem mình như là người “uống chung dòng sông Bé”. Chính vì thế, hễ đi đâu, làm gì, chúng tôi đều tâm niệm giúp đỡ nhau hết mình, cùng nắm tay nhau phát triển. Với những người làm ngành nghề truyền thống như chúng tôi, cội nguồn là cốt lõi của mọi mối quan hệ và ứng xử làm ăn. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn mối quan hệ bền chặt thâm sâu giữa 2 tỉnh được duy trì mãi mãi để cùng nhau phát triển lâu dài về sau.