发布时间:2025-01-10 08:07:53 来源:PhongThuyBet 作者:Ngoại Hạng Anh
Giảm nghèo bền vững cho bà con vùng dân tộc thiểu số (DTTS),ềunỗlựcgiảmnghèochođồngbàodântộcthiểusốjuventus vs empoli nhiều địa phương đã xây dựng, đưa ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, giúp giảm hộ nghèo tại địa phương.
Đắk Nông phấn đấu giảm 5% hộ nghèo DTTS tại chỗ
Tính đến tháng 6/2018, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh Đắk Nông là 25.144 hộ với 112.150 khẩu, chiếm tỷ lệ 16,57% trên tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 2,63% so với kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016.
Trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS là 15.211 hộ, chiếm tỷ lệ 34,58% trên tổng số hộ DTTS, giảm 5,86% so với kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016. Hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ 6.383 hộ, chiếm tỷ lệ 44,45% trên tổng số hộ DTTS tại chỗ, giảm 9,34% so với kết quả điều tra, rà soát năm 2016.
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Đắk Nông phấn đấu hàng năm giảm nghèo từ 2% trở lên, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS giảm từ 3% và hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ giảm từ 5% trở lên.
Tỉnh phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định để tăng thu nhập. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được hỗ trợ một phần để từng bước cải thiện và tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Để hiện thực hóa, Đắk Nông đưa ra các giải pháp như tuyên truyền giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong công tác giảm nghèo. Thực hiện, giảm nghèo tập trung, “giảm nghèo có địa chỉ” ở những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã, thôn diện đặc biệt khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, khu vực trong tỉnh.
Tỉnh tập trung thực hiện giảm nghèo cho đồng bào DTTS, đặc biệt là hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ với các giải pháp: tuyên truyền, vận động nâng cao dân trí, nhận thức, thay đổi các phong tục tập quán lạc hậu; dạy nghề, tạo việc làm; hỗ trợ về đất ở, các điều kiện phát triển sản xuất; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tập trung vào khu vực có các hộ đồng bào DTTS tại chỗ….
Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, đời sống vùng DTTS
Thời gian qua, đời sống nhân dân ở vùng An toàn khu (ATK) và vùng dân tộc miền núi của Thái Nguyên được cải thiện rõ rệt. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi của Thái Nguyên giảm 3,19% so với năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 5,53%, các xã ATK giảm 3,93%.
Để đạt được kết quả này, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách dân tộc, giảm nghèo. Cơ sở vật chất ở các xã đặc biệt khó khăn đã được cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của bà con; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục được quan tâm; sản xuất nông, lâm nghiệp có bước chuyển tích cực theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ…
Tuy nhiên, giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn: nhiều đối tượng không thể hoặc khó thoát nghèo; công tác thông tin, truyền thông ở các vùng khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người dân; việc đầu tư trang thiết bị y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu vốn xây dựng cải tạo một số bệnh viện, trạm y tế…
Trước thực trạng này, Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành Chương trình Phát triển KT-XH vùng An toàn khu, vùng DTTS đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020.
Theo đó tỉnh phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 23 triệu đồng năm 2016 lên 36 triệu đồng vào năm 2020 ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nâng cao thu nhập cho các hộ dân ở các địa bàn còn lại. Khuyến khích người dân trong vùng có thu nhập và làm giàu từ rừng. Xây dựng 12 mô hình “Xóm phát triển bền vững”. Đưa điện lưới quốc gia đến 100% xóm, bản trong vùng.
Thái Nguyên đặt mục tiêu hoàn thành hệ thống đường giao thông trong vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân; 100% đường giao thông trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và 60% đường trục thôn, xóm được cứng hóa; 65% đường ngõ, xóm được cứng hóa và không lầy lội vào mùa mưa; 70% đường trục chính nội đồng được cứng hóa đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm bình quân từ 3,5%/năm trở lên.
Mới đây, Hội thảo Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững: Tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại hộ nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, đặc biệt là người DTTS; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không đối với hộ nghèo sang mô hình tăng dần cho vay, hỗ trợ có điểu kiện, có hoàn trả nhằm nâng cao tính tự chủ của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bên cạnh đó có cơ chế khuyến khích hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo, huy động mọi nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững…
M.Minh - Phương Cúc - Thanh Hà
相关文章
随便看看