Năm học 2019-2020,ónênbỏmônthithứvàolớpHàNộnhận định bayern munich vs dự kiến toàn thành phố Hà Nội có 107.246 học sinh xét tốt nghiệp THCS (tăng 6.685 em so với năm học trước).
Tuy nhiên, theo kế hoạch mà UBND TP phê duyệt, sẽ chỉ khoảng 62% trong số này được tuyển vào các trường công lập. Số còn lại sẽ phải vào các trường ngoài công lập, hoặc chọn phương án học nghề, học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên…
Theo kế hoạch, ngoài 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sở GD-ĐT sẽ công bố chọn bài thi môn thứ 4 vào tháng 3 này. Tuy nhiên, đến nay, học sinh và giáo viên vẫn chưa có thông tin.
Một phụ huynh tỏ rõ sự sốt ruột khi con trong giờ thi vào lớp 10 Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Hùng |
Do thời gian nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19 kéo dài, chị P.H – một phụ huynh có con đang học lớp 9 tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên, chia sẻ qua trao đổi và thăm dò trên mạng xã hội, chị thấy có khá nhiều nhóm bàn về việc kiến nghị với Sở GD-ĐT Hà Nội giảm tải đối với môn thi thứ 4. Hội phụ huynh lớp con chị cũng muốn kiến nghị tới Sở GD-ĐT Hà Nội về việc bỏ môn thi này.
“Các phụ huynh lớp con tôi thử tiến hành khảo sát thì tỷ lệ nhất trí là 100%”, chị P.H nói.
Không chỉ các phụ huynh mà sau khi lắng nghe nguyện vọng của nhiều giáo viên và học sinh, mới đây, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Marie Curie đã gửi thư đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội xem xét, sửa quyết định về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020–2021. Theo đó, thầy Khang đề xuất chỉ thi các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; bỏ môn thi thứ 4, là một trong các môn Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân (được chọn ngẫu nhiên vào cuối tháng 3).
Thầy Khang cho hay, việc đề xuất giảm bớt môn thi ở kỳ thi lớp 10 nhằm giảm áp lực cho giáo viên và học sinh cuối cấp, cùng đó giúp người dân yên tâm chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời giảm được đáng kể quy mô tổ chức kỳ thi của toàn thành phố.
Nếu có, cần công bố sớm để học sinh kịp ôn tập
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội phân tích: “Sở dĩ Hà Nội có thêm môn thi thứ 4 và được công bố trước khi kỳ thi diễn ra vài tháng nhằm buộc học sinh và giáo viên tổ chức dạy học đều các môn, tránh học lệch, học tủ. Nhưng với tình hình dịch bệnh phải nghỉ học như năm nay, có thể tính đến 2 phương án. Thứ nhất, có thể bớt môn thi thứ 4 này để học sinh giảm căng thẳng, khó khăn. Phương án còn lại là vẫn thi môn thứ 4 này nhưng có thể hạn chế, giới hạn phạm vi kiến thức chương trình ở một số phần. Tôi ủng hộ nhiều hơn hướng này, bởi như vậy vừa đảm bảo giáo dục toàn diện đồng thời vẫn có thể giảm áp lực cho học trò”.
Phụ huynh đón thí sinh thi lớp 10 làm tắc đường kéo dài ở một tuyến đường ở Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Hùng |
Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa), thì cho rằng việc bớt một môn thi là vấn đề lớn vì bị ràng buộc bởi quy chế...
“Do đó, việc cần nhất bây giờ có thể không phải bớt môn thi hay không mà là công bố sớm môn thi cho các học sinh và giáo viên được biết để có kế hoạch chuẩn bị”.
Bởi theo ông Cường, ở cùng thời điểm này năm ngoái, môn thi thứ 4 đã được công bố. Cá nhân ông đề xuất có thể chọn môn Giáo dục công dân. “Đây là bộ môn hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn này bởi áp dụng giáo dục pháp luật và ý thức công dân, ứng xử của học sinh. Ngoài ra, trong giai đoạn dịch bệnh, việc học và ôn luyện bộ môn này cũng không quá nặng nề. Chỉ với những hiểu biết cơ bản là học sinh đã có thể làm tốt mà vẫn đảm bảo không cần bỏ môn thi”, ông Cường nói.
Bà Phạm Mai, một người quan tâm và nghiên cứu về giáo dục, cũng cho rằng với tình hình học tập khó khăn trong dịch bệnh như hiện nay, Hà Nội cần công bố sớm môn thi thứ 4 để giảm phần nào căng thẳng cho giáo viên và học sinh. Bởi theo bà, việc công bố sớm hay muộn không ảnh hưởng quá nhiều đối với mục tiêu tuyển sinh của kỳ thi.
Thanh Hùng
- Chiều 20/2, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định sẽ không để xảy ra tình trạng cắt xén kiến thức chương trình để kịp cho kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021.