Nhà văn Như Bình và "Sự im lặng biếc xanh"_f88 nhà cái đến từ châu âu
作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-26 16:10:00 评论数:
Không riêng bạn đọc mà nhiều nhà nghiên cứu văn học như PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh,àvănNhưBìnhvàquotSựimlặngbiếf88 nhà cái đến từ châu âu nhà thơ "cây đa cây đề" Hoàng Vũ Thuật, các nhà thơ thành danh khác như Vương Tâm, Đặng Huy Giang đều ngỡ ngàng khi nhà văn Như Bình công bố thơ.
Ban đầu trên trang cá nhân, sau đó là các tạp chí, chuyên đề văn học nghệ thuật uy tín. Giọng thơ lạ, đẹp - những lát cắt thôi thúc từ tâm cảm.
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật trong lời tựa cho tập thơ Sự im lặng biếc xanhcủa nhà văn Như Bình vẫn chưa hết bâng khuâng: "Bẵng mấy chục năm sau, bên cạnh gia tài văn xuôi của chị còn có thơ. Có phải chỉ có thơ mới giải phóng năng lượng trong con người hiền hậu và trầm tư này chăng?".
Như Bình là người của thơ, nhà thơ thật sự, dẫu chị là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, với tư cách tác giả văn xuôi.
Về nội dung, Sự im lặng biếc xanh được tác giả dụng công, dụng ý sắp xếp thành ba phần. Phần đầu mang tên Trầm, gồm 17 bài thơ; Phần tiếp mang tên Mộng, gồm 20 bài thơ; Phần cuối cùng mang tên Thiềngồm 16 bài thơ. Tổng cộng là 53 bài thơ.
Trong Tựacho tập thơ, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật có nhắc đến nhà Huyền môn học của Ấn độ, ông Osho. Trong cuốn sách Con đường của nhà huyền môn, Osho đưa ra quan điểm vũ trụ là bí ẩn, gồm cái biểu hiện và vô biểu hiện; chừng nào cái bí ẩn còn chưa được khám phá thì tâm thức con người còn an trú vào trong những cái vô thường. Kết cục là đau khổ và dính mắc không có lối ra.
Phải chăng trong Sự im lặng biếc xanhcó một con đường huyền môn, và đây là "từ khóa" để giải mã những ẩn thức trong thơ chị? Đọc thơ Như Bình, người yêu thơ có cảm giác được rơi vào thế giới vô thức.
Phần Trầmcó 3 bài Trầm cảm(được đánh số 1,2,3), có 2 bài thơ viết về cái chết (Viết về một cái chếtvà Nghĩ về một cái chết); có Bóngvà Giới hạn...
Đọc thơ Như Bình thấy người thơ phơi lên bản thể nhiều chiều suy tư về tự do, về giải phóng, về hiện sinh...
"Những ngôi nhà giam hãm chúng ta trong những/ Không gian chật hẹp/ Ta xây những giới hạn/ Khu trú ta/ Tách biệt ta/ Vị kỉ ta" (Giới hạn). Phải chăng, con người chưa hiểu gì về giá trị của đời sống, dẫu là hữu hạn.
Và trong vô vàn các thứ chật hẹp, giam hãm tâm hồn con người, có lẽ vị kỷ là đáng sợ nhất. Nói như R.Gamzatop, vị kỷ thường đẻ ra vô cảm và tội ác? Ta vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Bất giác tôi nhớ câu thơ của Thanh Tâm Tuyền: "Tôi hét tên tôi cho nguôi giận" (Phục sinh). "Chính là ta/ Tự tay xây những bức tường/ Giam cầm ý nghĩ/ Giam cầm khao khát/ Giam cầm ta" (Giới hạn).
Cũng phải nói thêm rằng, không chỉ có 3 bài thơ về trầm cảm, hai từ này còn xuất hiện trong một bài thơ khác: "Em mệt lắm rồi nhiều khi chả thiết mộng du đâu/ Đến trầm cảm em còn không cần nữa"; "Và mỗi ngày vô tư anh trở về nhà/ Những tách trà/ Hồn nhiên mỗi tối/ Rót đầy/ Trầm cảm nơi", (Nói với anh).
Trong cái "thế giới người" chật hẹp ấy, Như Bình có lúc thấy như cái bóng giễu nhại chính mình.
Đó là một trạng thái hoang mang, khó lý giải, nhưng tất thảy bất lực. "Cuộc sống như bản giấy nháp bề bộn/ Ta mỗi ngày bề bộn nông sâu/ Khởi lên rồi xóa đi/ Bật rồi tắt/ Trong xó xỉnh tâm hồn/ Bóng bỡn cợt nhìn ta" (Bóng).
Không ai túm tóc tự nhấc mình lên khỏi mặt đất. Trong thơ Như Bình vừa có bóng dáng của hiện thực hiện sinh vừa có bóng dáng của hiện thực huyền ảo.
Theo như quán chiếu của tôi, phần đầu của Sự im lặng biếc xanhlà những cung bậc tình yêu mang tên Như Bình.
Sự im lặng biếc xanhlà tên hai bài thơ trong tập, đánh số 1,2 (ở phần thứ hai) được tác giả chọn làm tên chung cho tập thơ. Hẳn nhiên, độc giả của chị sẽ chú ý về sự ký thác ấy. "Có lúc nào anh nhớ em không/ Biển xanh quá mà mùa hè trong vắt/ Em chìm xuống/ Không lúc nào tỉnh giấc/ Mơ một ngọn gió màu xanh" (Sự im lặng biếc xanh 2).
Tuy vậy, nhiều bài thơ trong tập là sự ẩn sức thân phận. Dẫu ở khía cạnh nào, phải ghi nhận rằng, Như Bình cần đến với thơ, thơ cần đến Như Bình; hay nói cách khác, chỉ có đến với thơ Như Bình mới khởi phát được nhiều năng lượng tiềm ẩn, vốn được giấu kín.
Chị đến và bộc lộ tài năng thi ca. PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh từng thốt lên: "Tôi khẳng định chị là nhà thơ "Hiện tượng một bài". Chỉ cần qua một bài thơ tôi đã có để khẳng định chị là một thi sĩ đích thực".
Như Bình không phải là một phật tử, nhưng các yếu tố triết lý Phật giáo, tâm linh thấm đẫm trong Sự im lặng biếc xanh. Trong phần cuối, chị có 4 bài thơ mang tên Thiền, được đánh số từ 1 đến 4. Ngoài ra còn có bài Tảng đá đang thiền. Thiền cũng là tên chung cho cả phần này.
".../Thở vào rồi thở ra/ Hơi thơm như trăng chín/ Hơi thơm như nắng mai/ Thở vào… thở ra mãi" (Thiền 1). "..../Này tôi này tôi/ Bình an hiện tại/ Dìu tâm quay về/ Tâm không lạc lối" (Thiền 2).
".../Hồn em về trên sen trắng/ Đậu vào một đóa tường vân/ Thở vào thở ra tan biến/ Hóa em một thanh âm lành", (Thiền 3). ".../Này tâm này thân/ Bên nhau vô ngã/ Ban mai nhập thiền/ Ngã hương ngày lạ" (Thiền 4).
Đây là các khổ thơ cuối trong bốn bài thơ mang tên Thiềncủa nhà thơ Như Bình. Đọc lên thấy ước nguyện, dễ nhận diện ra tâm hồn thánh thiện, hiền lương, cao đẹp.
Phàm là con người, trên hành trình trưởng thành, từ khi có ý thức đến giai đoạn định hình tính cách, ắt hẳn ai cũng đôi lần tự hỏi bản thân mình là ai và tìm kiếm bản ngã.
Khi hiểu về bản ngã, ngộ giác vô thường, con người sống tự tin hơn, biết tạo áp lực hướng thiện. Đối với các nhà thơ, bản ngã là cánh cửa để đi vào nơi ẩn giấu bên trong của tâm hồn. Thiền do vậy trong thơ Như Bình có ý nghĩa kết nối, tỉnh thức. Đó cũng là thông điệp của vẻ đẹp qua thi phẩm của chị.
"Trong vườn em trái ngọt đã thắm cành/ Hoa đã nở hương thơm dìu dặt tỏa/ Hạnh phúc đến chật vườn ong bướm hát/ Gió ôm những mùi hương bay xa" (Trong khu vườn lặng im của em).
Thượng tá, nhà báo Như Bình là người đa tài trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Chị hiện là Trưởng phòng, phụ trách ấn phẩm Văn nghệ Công an của báo Công an nhân dân.
Sau 10 năm lặng lẽ, trong sự thắc mắc của bạn đọc, mùa thu này, chị bất ngờ trở lại với hai tác phẩm: Sự im lặng biếc xanh (Thơ), Thương những xa xôi (Tạp bút).
Đồng thời trình làng triển lãm tranh Hẹndiễn ra trong 3 ngày, 19-21/10, tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Đây có thể coi là sự kiện, không chỉ của cá nhân tác giả mà còn là của bạn đọc yêu cái đẹp của văn học.
Cũng theo nhà lý luận phê bình gạo cội PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh, trong thơ Như Bình, các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực được trộn hòa trong vô thức đều được đẩy lên tới mức tận cùng.
Sự im lặng biếc xanhchủ yếu là thơ tự do, ngoại trừ một số bài thể thơ 5 chữ truyền thống. Duy nhất một bài theo thể thơ lục bát, đấy chính là bài chị viết về người mẹ đã mất.
"Mẹ giờ ở cõi chơi vơi/ Nơi xa xăm ấy khóc cười còn không/ Con giờ đã bã bời dông/ Đã tan một kiếp tơ hồng gió phơi" (Nhớ mẹ). Bài thơ như một lời hát ru, cánh tay tâm hồn nhà thơ đưa nôi, hầu mẹ ngủ giữa thiên thu.
Văn là người, thơ càng thế. Với cuộc đời, với người thân, đồng nghiệp, đồng chí, nhà thơ Như Bình là người thủy chung, luôn hướng đến sự trọn vẹn.
"Em đã yêu cuộc sống đến vô cùng/ Nên có thể một mai em nằm xuống/ Ơi số phận, em tạ ơn mãi mãi/ Tạ ơn những năm tháng huy hoàng" (Mùa gọi)....