Len lỏi vào sâu trong con hẻm nhỏ ở ấp Tân Thới 2,àiGònmùadịchChathấtnghiệpconkhócnghẹnvìkhôngcótiềnchạythậvdqg ukraine xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM, căn phòng trọ của gia đình bé Đỗ Việt Chiến tuy nhỏ nhưng sạch sẽ. Chị Hạnh cũng vừa đưa con đi chạy thận về, đôi mắt chị vẫn còn ươn ướt, đỏ hoe khi hay tin chủ nhà miễn cho 2 tháng tiền trọ.
“Đỡ được một mối lo rồi, nhưng còn số tiền hơn 7 triệu đồng cho Chiến đi chạy thận, mua thuốc, chúng tôi không biết phải làm sao. Chồng tôi thất nghiệp đã 2 tháng nay rồi”, chị Hạnh nghẹn ngào.
Đỗ Việt Chiến đã phải chạy thận suốt 12 năm nay. |
Ở cạnh chị, Đỗ Việt Chiến teo tóp, nhỏ thó như một đứa trẻ mới 6 tuổi. Nhìn con, nhiều người chẳng thể tin là thiếu niên đã 17 tuổi. Thấy có người lạ, cậu bé né tránh ánh nhìn, giục mẹ cõng vào nhà.
Gạt dòng nước mắt, chị Hạnh đau xót kể, khi mới sinh ra, Chiến cũng bụ bẫm như những em bé bình thường khác. Tới khi con hơn 4 tuổi, chuẩn bị đi học mẫu giáo thì bất ngờ lên cơn co giật, chảy dãi. Vợ chồng chị hớt hải đưa con đi bệnh viện, bác sĩ thông báo con bị suy thận mạn giai đoạn cuối, khuyên gia đình đưa con đi điều trị gấp, nếu không tính mạng sẽ gặp nguy hiểm.
“Nghe bác sĩ nói mà tôi đờ đẫn hồi lâu. Tôi cứ nghĩ con chỉ bị trúng gió thôi, không ngờ rằng cuộc đời con trải dài những năm tháng gắn với bệnh viện sau này”, người mẹ cố kìm xúc động.
Chiến được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, sau những ngày cầm cự bằng thuốc, con bắt đầu chạy thận khi mới 5 tuổi. Sức khỏe đứa trẻ suy yếu nhanh chóng. Ngày nào đi chạy thận, chị Hạnh cũng phải cõng con trên lưng rồi bắt 2 chặng xe buýt lên bệnh viện, sau đó lại bắt xe về.
6 tháng sau, bệnh suy thận của Chiến bị biến chứng dẫn đến suy tim, nhiễm trùng máu, áp xe não, động kinh. Từng có thời điểm thập tử nhất sinh, bác sĩ chẳng còn thấy hy vọng nhưng người mẹ kiên trì cầu xin cứu giúp. May mắn, cậu bé đã vượt qua.
Dù bệnh tật giày vò, nhưng lúc nào Chiến cũng hiếu thuận và không muốn cha mẹ lo lắng. |
Bệnh tật giày vò đến đau đớn, khổ sở nhưng Chiến vẫn cố gắng tự mình chịu đựng. Những đêm dài không ngủ được, con tự kê gối để ngồi dậy, hễ thấy mẹ thức giấc, cậu bé lại an ủi:“Mẹ ngủ tiếp đi, tự con ngồi được. Nếu mẹ cũng ốm thì lấy ai chăm con bây giờ”. Chị Hạnh đành phải giả vờ nhắm mắt và cố để không bật ra tiếng khóc.
Trước khi Chiến đổ bệnh không lâu, gia đình chị đã phải bán căn nhà nhỏ ở tỉnh Long An để chữa bệnh ung thư cho người chị gái. Tiền bạc đều hết nhẵn. Đến lúc con trai cũng đổ bệnh hiểm nghèo, trong nhà chẳng có nổi một đồng giắt túi. Chồng chị cố gắng đi phụ hồ, lúc không có việc lại tranh thủ làm mướn để có tiền cho con chữa bệnh.
Hơn một năm nay, Chiến hết tuổi nhi đồng, phải chuyển về Bệnh viện Hóc Môn để tiếp tục chạy thận, chi phí ngày càng tốn kém, mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng. Cũng bởi 2 năm dịch bệnh hoành hành, chồng chị Hạnh đi làm bữa có bữa không, số nợ của gia đình đến nay lãi mẹ đẻ lãi con chẳng thể tính xuể, mà cũng không còn ai dám cho anh chị vay tiền.
Chiến không thể tự đi bằng đôi chân của mình, chị Hạnh phải cõng hoặc đẩy con trên xe lăn. |
Vào tháng 6, căn nhà trọ của gia đình chị nằm trong vùng bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19, cuộc sống càng rơi vào bế tắc. May mắn được chủ nhà giảm tiền thuê trọ, thỉnh thoảng có nhà hảo tâm tặng cho thùng mì tôm, vài ký gạo đủ để cầm hơi. Điều vợ chồng chị lo lắng nhất lúc này là khoản chi phí cho con trai đáng thương đi chạy thận.
“Có đêm, vợ chồng tôi nghĩ con ngủ rồi nên nhỏ giọng nói với nhau nỗi lo lắng trong lòng, bất chợt nghe con nói: “Cha mẹ đừng cố nữa, chạy thận mệt lắm, con không đi nữa đâu”. Mà thực tình là không đi chạy thận con mới bị mệt, vì khi ấy chất độc ngấm vào cơ thể, thậm chí là tử vong”, chị Hạnh bần thần.
Giờ đây, chị không biết tìm đâu lối ra cho con trai của mình. Dịch Covid-19 vẫn kéo dài, mà bệnh của con trai lại chẳng thể chờ đợi, người mẹ nghèo đã nhiều đêm thức trắng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: