Sáng 18/11 tại Hà Nội,ứtheođànàythìnềnnghệthuậtnhiếpảnhViệtNamngàycàngđivàongõcụlịch thi đấu bóng đâ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tọa đàm Giải pháp nào để có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao nhằm xác định hướng đi đúng, những việc cần phải làm để nhiếp ảnh Việt Nam tiếp tục phát triển trong những yêu cầu mới của đất nước. Khát vọng về tác phẩm đỉnh cao Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhấn mạnh, ngành nhiếp ảnh đang nỗ lực vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển và phát triển bền vững, hướng tới xây dựng một nền công nghiệp nhiếp ảnh, thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Chính phủ. Bà Thu Đông cho rằng, toạ đàm để các nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) trả lời câu hỏi: Vì sao nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam tuy đã có thành tựu rất đáng ghi nhận, biểu dương nhưng cho đến nay vẫn còn ít tác phẩm xứng tầm với sự phát triển của đất nước, ít văn nghệ sĩ lớn, có tầm cỡ như những giai đoạn trước kia? Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đề nghị các NSNA tại toạ đàm tập trung đưa ra giải pháp để thời gian tới có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao. “Việc cần làm ngay là xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nghệ sĩ nhiếp ảnh phát huy tối đa năng lực sáng tác, song song với đề cao ý thức về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhấn mạnh. Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Quốc Dũng khẳng định, với nghệ sĩ nhiếp ảnh, việc sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ công chúng luôn là khát vọng cao nhất. Để làm được điều này thật sự không dễ dàng bởi "người nghệ sĩ ngày nay không chỉ làm nghệ thuật mà còn cần phải làm kinh tế, đóng góp xây dựng đất nước". "Ngày trước người nghệ sĩ sáng tác chủ yếu theo đam mê, sở thích, sở trường thì nay tác phẩm của họ phải mang theo cả trách nhiệm trước xã hội. Ví như tác phẩm cần phản ảnh quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa hay sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Về phía mình, người NSNA dù có tài năng đến mấy cũng không thể một mình sáng tác tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao về đề tài xã hội nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hay không được tạo điều kiện tiếp cận sự kiện. Chất lượng hay giá trị của tác phẩm ảnh nghệ thuật muốn được nâng cao cần phải có sự hỗ trợ của xã hội", ông Trần Quốc Dũng nêu quan điểm. Làm thế nào để có tác phẩm nhiếp ảnh hay? NSNA Nguyễn Đức Toàn cho rằng để định hướng sáng tạo những tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị nghệ thuật cao và có giá trị cống hiến tác động tích cực đến xã hội thì người sáng tạo và người thẩm định phải thay đổi quan niệm nghệ thuật cùng một hướng đi. Sự đồng hành đó là tiên quyết bởi chỉ một trong hai bên lệch pha nhau sẽ là sự kìm hãm sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Sự lệch pha về quan điểm nghệ thuật đó có thể sẽ làm cho nhiều tác phẩm có giá trị không bao giờ được công bố, không đến được với công chúng để đóng góp cho xã hội. "Đổi mới chính mình trong sáng tạo nghệ thuật là đòi hỏi cấp thiết của những người cầm máy sáng tác ảnh. Đổi mới trong quan điểm nghệ thuật và cả đổi mới trong tư duy về góc nhìn trong từng cú bấm máy. Không nên lặp lại những khung hình đã có trước đó. Người sáng tác cũng nên dành thêm thời gian quan tâm đến kết quả của nhiều cuộc thi ảnh, xem nhiều cuộc triển lãm ảnh hơn nữa để biết và ghi nhớ những góc máy đã được sáng tác trước đó, tránh vô tình lặp lại lối mòn của người đi trước. Đổi mới và cái mới được chấp nhận trong nghệ thuật bao giờ cũng vấp phải khó khăn. Nên chăng người sáng tác cũng cần có bản lĩnh vững vàng, lòng kiên trì nhẫn nại trong công cuộc đổi mới chính mình khi vấp phải những rào cản trên con đường nỗ đưa tác phẩm đến được với công chúng. Hãy sáng tạo trong niềm tin vào những điều tốt đẹp, hãy tin những tác phẩm có giá trị đích thực chắc chắn không hôm nay thì ngày mai tác phẩm đó sẽ toả sáng", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ. Ở góc độ của mình, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cho rằng để có một tác phẩm đạt nghệ thuật cao, người nghệ sĩ phải tạo cho mình một phong cách riêng, không thể trộn lẫn với ai. "Trong quá trình sáng tạo, điều quan trọng là biết tìm tòi học hỏi nhưng tuyệt đối không bắt chước, mình không thể là cái bóng của ai cả. Gần đây tôi thấy có một hiện tượng bắt chước nhau mà trong đời sống văn học nghệ thuật không thể chấp nhận. Thấy anh A có bức ảnh được giải thế là đua nhau chụp cho bằng được mô típ ấy, chỉ có khác nhau chút ít về thời gian, không gian chụp và cảnh quan. Chẳng hạn lên Tây Bắc, Việt Bắc, miền núi phía Bắc nghệ sĩ nào cũng cố chụp cho bằng được ruộng bậc thang, không ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, Hà Giang thì ở Mù Cang Chải, Yên Bái hoặc Sa Pa, Lào Cai... Cứ theo đà này nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng đi vào ngõ cụt, đề tài nghèo nàn, nội dung thiếu sinh động, thiếu chiều sâu tư tưởng, hình thức na ná giống nhau", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ. Do vậy NSNA Nguyễn Đức Toàn "hiến kế" Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần có những biện pháp nhằm bứt phá, giải phóng tư tưởng “ăn theo”, “dựa dẫm” của một số hội viên, sáng tác theo “gu” của ban giám khảo. Trong khi đó, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân mong Nhà nước đầu tư xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh. "Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều bức ảnh có giá trị, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, tuy nhiên cho đến nay lại chưa có một Bảo tàng Nhiếp ảnh nào. Bảo tàng sẽ trở thành một tiêu chuẩn để định giá các tác phẩm thành công. Có bảo tàng thì giá trị các tác phẩm nhiếp ảnh sẽ được nâng lên", ông Tân nêu quan điểm. Nhiếp ảnh gia danh tiếng từng khiến người thân cảm thấy bất hạnh“Gia đình rất không hài lòng khi tôi trở thành người chụp hình. Cha tôi nghĩ những kẻ hạ lưu mới theo nhiếp ảnh”, Saul Leiter kể lại. |