Dự án khách sạn cao cấp trên “đất vàng”: Thêm lời giải cho bài toán quá tải hạ tầng_ket qua bong tay ban nha

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 03:35:12 评论数:

Một Thủ đô đang chuyển mình từng ngày để tiệm cận với tầm vóc một đô thị hiện đại,ựánkháchsạncaocấptrênđấtvàngThêmlờigiảichobàitoánquátảihạtầket qua bong tay ban nha văn minh không thể thiếu những công trình kiến trúc mang dấu ấn “điểm nhấn”, hài hòa với những gì đã có và góp phần để Hà Nội sánh vai cùng các thủ đô lớn trên thế giới.

Giữa nhu cầu phát triển, bài toán quá tải hạ tầng của Hà Nội đang tìm được lời giải, trong đó có chủ trương hạn chế xây dựng chung cư cao tầng, trung tâm thương mại ở những khu “đất vàng”, thay vào đó là những công trình phục vụ lợi ích công cộng, phát triển du lịch…

{keywords}

“Khu đất kim cương” trên phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm đã được chấp thuận chủ trương xây dựng khách sạn cao cấp.

Điều chỉnh dự án trên “đất vàng”

Nằm trong vùng lõi đô thị thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, nhiều khu “đất vàng” được các nhà đầu tư giàu tiềm lực nhắm đến để xây dựng trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp, trong đó phải kể đến khu đất tại số 25-27 phố Hai Bà Trưng, phường Hàng Bài của Dự án trung tâm thương mại - văn phòng và nhà ở D’.San Raffles. Dự án do Công ty CP Thời đại mới T&T thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh là chủ đầu tư. Hẳn nhiều người không thể quên được cái giá “độc nhất vô nhị” của một mét vuông đất tại đây khi mức đền bù lên đến 1 tỷ đồng khiến cho dư luận xôn xao trong suốt thời gian dài. Dự án này được giao đất từ ngày 19-7-2011 theo Quyết định số 3362/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội. Câu chuyện về giải phóng mặt bằng với mức đền bù giá “khủng”, kỷ lục chưa từng có trong tiền lệ đã khiến khu đất 25-27 phố Hai Bà Trưng trở thành vị trí “đắt hơn vàng” giữa Thủ đô.

Theo thiết kế ban đầu, Dự án D’.San Raffles có 6 tầng hầm, 8 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng trên 40.000m2, gồm trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp và nhà ở hạng sang. Dự án kéo dài nhiều năm do công tác giải phóng mặt bằng gặp quá nhiều khó khăn. Ngày 9-1-2015, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) đã có văn bản chấp thuận bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở bán với chiều cao công trình 8 tầng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư, ngày 23-5-2016 UBND thành phố đã có văn bản giao Sở QH-KT nghiên cứu đề nghị của Công ty CP Thời đại mới T&T về đề xuất cho phép điều chỉnh chiều cao công trình từ 8 tầng lên 12 tầng.

Trong quá trình phối hợp, cung cấp số liệu với Sở QH-KT để nghiên cứu đề xuất điều chỉnh quy hoạch nâng chiều cao công trình, chủ đầu tư nhận thấy việc xây dựng nhà ở để bán ở vị trí này với chiều cao công trình 12 tầng sẽ dẫn đến tăng dân số cục bộ và chất tải hạ tầng khu vực. Vì vậy, Công ty CP Thời đại mới T&T đã chủ động đề nghị thành phố cho phép điều chỉnh dự án trên thành dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp với chức năng thương mại, khách sạn, không làm nhà ở để bán. Sau khi có báo cáo của Sở QH-KT, ngày 17-8-2016, thành phố đã có văn bản chấp thuận về việc điều chỉnh chức năng của công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở tại khu đất số 25-27 phố Hai Bà Trưng sang chức năng thương mại, khách sạn (không làm nhà ở bán).

Một khu “đất vàng” khác cũng thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm đang thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua là 3.557m2 tại 210 phố Trần Quang Khải và 17 phố Tông Đản. Diện tích đất này thuộc sở hữu nhà nước do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, thành phố đã có quyết định thu hồi và giao cho Công ty CP Him Lam để xây dựng tòa nhà văn phòng làm việc và cho thuê theo Dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 23-10-2009.

Ngày 21-9-2012, Công ty CP Him Lam đã được cấp Giấy phép xây dựng số 78/GPXD cho dự án tòa nhà văn phòng làm việc và cho thuê với quy mô 22 tầng, trong đó chiều cao mái khối ngoài 6 tầng là 21,2m; đến mái khối ngoài 8 tầng (phía phố Trần Quang Khải) là 28m. Tuy nhiên sau đó Công ty CP Him Lam đã có văn bản đề xuất điều chỉnh mô hình kinh doanh dự án này từ chức năng văn phòng sang chức năng khách sạn và được thành phố chấp thuận trong văn bản ngày 1-9-2015; giao Sở QH-KT hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh bảo đảm công trình phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và kiến trúc đặc trưng của khu vực theo quy định. Ngày 8-4-2016, Sở QH-KT đã có văn bản chấp thuận bản vẽ điều chỉnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án trên…

Nằm ở số 22 đến 32 phố Lê Thái Tổ ven hồ Hoàn Kiếm, “khu đất kim cương” rộng 2.871m2 do Công ty CP Intimex Việt Nam đang quản lý sử dụng cũng đã được thành phố đồng ý về chủ trương xây dựng công trình khách sạn với yêu cầu phương án kiến trúc xây dựng phải bảo đảm phù hợp các quy định về quy hoạch và bảo tồn, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc có liên quan. Hồi đáp công văn của UBND thành phố, ngày 4-8-2016, Bộ VH,TT&DL cũng đã có văn bản thống nhất về chủ trương nghiên cứu, cải tạo khu vực này thành khu dịch vụ khách sạn có giá trị cao về kiến trúc, thẩm mỹ, đáp ứng yêu cầu bảo tồn, tôn tạo cảnh quan khu vực hồ Hoàn Kiếm và bổ sung cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện Sở QH-KT đang phối hợp với Công ty CP Intimex nghiên cứu, hoàn chỉnh phương án quy hoạch kiến trúc tại khu đất trên theo ý kiến của Bộ VH,TT&DL để làm cơ sở triển khai các quy trình tiếp theo…

Cùng chia sẻ “gánh nặng” hạ tầng

Kiên quyết không chấp thuận điều chỉnh “chồng tầng” các dự án xây dựng chung cư cao tầng, trung tâm thương mại mà ủng hộ việc xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng ở những khu “đất vàng” để giảm tải cho hạ tầng, phát triển du lịch, dịch vụ, tạo điểm nhấn cho cảnh quan đô thị là một thông điệp rõ ràng mà Hà Nội chuyển đến các nhà đầu tư thông qua các vụ việc kể trên. Điều này một lần nữa được khẳng định trong phát biểu của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung tại kỳ họp thứ 2, HĐND thành phố khóa XV vừa qua, nhân trả lời về việc khu đất của Tập đoàn Tân Hoàng Minh sẽ xây khách sạn 5 sao thay vì căn hộ để bán: “Cá nhân tôi rất khuyến khích việc này bởi thành phố đang thiếu khoảng 20.000 phòng nghỉ khách sạn. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản để biến du lịch thành ngành công nghiệp mũi nhọn”.

“Xây khách sạn thay vì chung cư cao tầng, trung tâm thương mại ở những khu “đất vàng”, Hà Nội sẽ hưởng “lợi đơn, lợi kép”. Đó cũng là nhận định của ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh - Trưởng phòng Quản lý quy hoạch kiến trúc 2 - Sở QH-KT trong buổi làm việc với phóng viên Báo Hànộimới. Theo ông Kỳ Anh, xây dựng các khách sạn cao cấp trong “vùng lõi” đô thị, nhất là ở một quận thương mại, dịch vụ như Hoàn Kiếm trước mắt sẽ giải quyết được nhu cầu thiếu phòng nghỉ khách sạn, đặc biệt là “nơi ăn chốn ở” cao cấp không chỉ dành cho khách du lịch mà còn phục vụ số lượng không nhỏ người nước ngoài đến làm việc, công tác có nhu cầu lưu trú dài ngày tại khu vực trung tâm. Bên cạnh đó, những khách sạn có thương hiệu được xây ở các khu “đất vàng” sẽ trở thành điểm nhấn về kiến trúc vì nằm ở những vị trí có lợi thế tầm nhìn, giao thông thuận tiện, tập trung đông người. Ngoài ra, việc xây dựng khách sạn cao cấp gần khu phố cổ sẽ còn mang lại nhiều ưu thế về kiến trúc cũng như về phát triển đô thị hơn là xây dựng trung tâm thương mại hay căn hộ để bán, văn phòng cho thuê.

Có một thực tế là tại Hà Nội hiện có khá nhiều khách sạn lớn đều nằm ở phía ngoài trung tâm như Sofitel Plaza, Sheratonven hồ Tây hay JW Marriott, Crowne Plaza West Hanoi gần Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình... nhưng nhu cầu thực sự trong “vùng lõi đô thị” thì chưa có nhiều khách sạn đáp ứng được. Khách sạn trong khu phố cổ, phố cũ chủ yếu là khách sạn nhỏ, đơn lẻ, không đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế nếu “vùng lõi” Hà Nội có thêm những khách sạn đẳng cấp, thanh lịch và nổi tiếng như Sofitel Metropole hay Hilton Opera thì chắc chắn sẽ tăng thêm sức hấp dẫn đáng kể, tạo được ấn tượng đẹp, khó quên với du khách.

Theo Hà Nội Mới

最近更新