Chiều tối 25/9,ủtướngKếtnốihơnđiểmkhámchữabệnhtừxalàbướctiếnlớncủangànhytếtỷ số trận bayern Bộ Y tế chính thức khánh thành hơn 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa chỉ trong 45 ngày, về đích trước 15 ngày so với mục tiêu ban đầu.
Xem video:
Từ 1.000 điểm cầu hướng tới kết nối 14.000 điểm cầu và mở rộng kết nối quốc tế
Thủ tướng đánh giá, khám chữa bệnh từ xa là đề án có ý nghĩa nhân văn cao cả để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên mọi miền của tổ quốc, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
“Đây là một sự kiện rất quan trọng, một bước tiến mới của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân. Kết quả này thể hiện tinh thần quyết liệt trong triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương Bộ Y tế đã cụ thể hóa Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cho ngành qua việc xây dựng và triển khai thành công Đề án Khám, chữa bệnh từ xa:
“Người dân cả nước tại bất cứ đâu đều có cơ hội tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao nhất của tuyến trên ngay tại tuyến cơ sở, hạn chế việc chuyển tuyến, quá tải tại tuyến trên. Thậm chí người dân ở nhà cũng có thể được bác sĩ tuyến trên khám, hỗ trợ tư vấn, điều trị thông qua các thiết bị điện tử thông minh”.
Cũng theo Thủ tướng, thời gian tới, việc mở rộng hoạt động khám chữa bệnh từ xa là rất cần thiết, không chỉ thúc đẩy tiến trình đổi mới, nâng cao hiệu quả ngành y tế, mà còn giúp tạo nền tảng số cho ngành y tế, lưu trữ tài liệu, dữ liệu cho các công trình nghiên cứu sâu.
Nhiệm vụ sắp tới là tiếp tục kết nối 14.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa trên toàn quốc, đồng thời hướng tới kết nối quốc tế. Các bệnh viện tuyến trên cần kết nối với các nước có trình độ y tế tiên tiến. Và trong tương lai gần, người dân sẽ không cần ra nước ngoài để khám chữa bệnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai tốt hoạt động khám, chữa bệnh từ xa; Định kỳ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm; Hoàn thiện hành lang pháp lý về khám, chữa bệnh từ xa; Phát triển các nền tảng, ứng dụng, công cụ trực tuyến... Bộ Quốc phòng và Bộ TT&TT cần chỉ đạo Viettel và các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên tổ chức đào tạo sử dụng hệ thống khám, chữa bệnh từ xa trên toàn quốc, nâng cấp phát triển phần mềm liên tục, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ngành y tế, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế... Các bác sĩ, ngành y không ngừng học hỏi để ứng dụng, thực hành tốt nhất, mang lại quyền lợi tốt nhất cho người dân Việt Nam.
Bộ Y tế phấn đấu đi đầu về chuyển đổi số
GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế cho biết Bộ đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thong hoàn thành đề án chỉ trong một tuần. Việc hoàn thành đề án phức tạp trong thời gian ngắn thể hiện quyết tâm của Bộ Y tế với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
“Đề án không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi số ngành y tế. Đây còn là hoạt động giúp người dân tuyến dưới được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách giữa tuyến trên và tuyến dưới, giảm quá tải bệnh viện”.
Khẳng định Đề án Khám, chữa bệnh từ xa không chỉ đơn thuần là ứng dụng CNTT để chuyển đổi số ngành y tế mà có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, ông Long cho biết sắp tới, Bộ Y tế sẽ ra mắt mạng y tế Việt Nam, kết nối tất cả các thày thuốc trên toàn quốc, tạo diễn đàn để chia sẻ với mục tiêu nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề để phục vụ nhân dân.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Bộ trưởng cam kết ngành y tế sẽ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đổi mới sáng tạo ứng dụng CNTT, trở thành một trong những bộ đi đầu về chuyển đổi số. Riêng về Đề án Khám, chữa bệnh từ xa, ông Long bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ có gói cước giảm giá cho nhân viên y tế khi triển khai để duy trì tính ổn định của Đề án sau này.
Được biết, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Quốc phòng và Tập đoàn Viettel xây dựng, triển khai Đề án Khám, chữa bệnh từ xa.
Sau 2 tháng triển khai kết nối các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đã có hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với gần 30 bệnh viện tuyến Trung ương, trong đó có 10 bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và TP.HCM, đặc biệt là có 2 bệnh viện ở Lào và 1 bệnh viện ở Campuchia.
Nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sĩ hội chẩn và cứu sống kịp thời, không phải chuyển lên tuyến trên, khi những điểm cầu vùng sâu, vùng xa như Trường Sa, Cô Tô, Mường Nhé... cũng được kết nối với các bệnh viện Bạch Mai, Hữu Nghị Việt Đức, Đại học Y Hà Nội...
Bộ Y tế đã xây dựng các hướng dẫn chuyên môn như: Quy trình tổ chức hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa; Quy chế hướng dẫn bảo mật thông tin trong tư vấn, hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa; Danh mục kỹ thuật khám, chữa bệnh từ xa; Sách vàng 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa; Làm cẩm nang để các cơ sở y tế triển khai Đề án.
Ngoài ra, Bộ đã phối hợp với Bộ TT&TT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế tài chính, hoàn thiện và cập nhật danh mục kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn, cập nhật các nền tảng, ứng dụng...
Thủ tướng: Kết nối hơn 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa là bước tiến lớn của ngành y tế |
Với vai trò là doanh nghiệp công nghệ đồng hành cùng Bộ Y tế xây dựng và phát triển hệ thống, Tập đoàn Viettel đã thành lập “Trung tâm điều hành Telehealth”, thực hiện chiến dịch “60 ngày đêm thần tốc”, và đã hoàn thành kết nối 1.000 điểm cầu chỉ trong 45 ngày, về đích trước 15 ngày so với mục tiêu.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ hy vọng sắp tới khi 5G phổ cập tại Việt Nam, Bộ Y tế tin tưởng hệ thống telehealth sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, khi đó các bác sĩ khắp thế giới có thể tham gia điều trị cho bệnh nhân tại Việt Nam.
Tại lễ khánh thành 1.000 cơ sở khám chữa bệnh từ xa, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng Giám đốc Viettel đã trao tặng Bộ Y tế 178 hệ thống hội chẩn từ xa cho các bệnh viện.
|
Bình Minh
Thủ tướng đánh giá, thực hiện khám chữa bệnh trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa sẽ là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, hướng tới chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số, quốc gia thông minh.