Các hội,ủtịchCMCkêugọicộngđồngICTtậndụngcơhộitừcáchmạngcôngnghiệplầnthứtưkết quả vô địch thổ nhĩ kỳ hiệp hội, câu lạc bộ về CNTT-TT (ICT) gồm Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam (REV), Hội Tin học - Viễn thông Hà Nội (HANICT), Hội Tin học TP.HCM (HCA), Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) cùng đại diện các Hội Tin học và Chi hội Tin học từ 39 tỉnh thành, các bộ ngành, các doanh nghiệp CNTT vừa tổ chức sự kiện “Gặp gỡ ICT Xuân Đinh Dậu 2017” vào tối ngày 17/2/2017 tại Hà Nội.
Đây là dịp để đông đảo những người hoạt động trong lĩnh vực ICT gặp gỡ, trao đổi cùng đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các viện, trường và bạn bè trong nước, quốc tế. Với mong muốn thúc đẩy đoàn kết, hợp tác và phối hợp hoạt động trong sự nghiệp phát triển CNTT&TT, “Gặp gỡ ICT Xuân Đinh Dậu 2017” cũng là sự kiện khởi động cho một chuỗi hoạt động sôi nổi và thiết thực của cộng đồng ICT nước nhà trong năm mới.
Năm 2017 là năm được giới ICT nước nhà rất mong chờ, đón mừng những chuyển biến mới; năm đánh dấu những bước quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; năm của những thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ như Chính phủ điện tử, Thành phố thông minh và cũng là năm của phong trào khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cụm từ đã được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Trong phát biểu tại phiên thảo luận “Tương lai nền sản xuất dưới góc độ chiến lược khu vực” vào ngày 19/1/2017 ở nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cơ bản phương thức tạo ra của cải vật chất và vì thế cũng sẽ thay đổi cả tương lai của nhân loại. Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng những nước đang phát triển đi sau, nếu biết tranh thủ cơ hội và có chiến lược phát triển đúng đắn, có thể phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia đi trước”.
Trong phát biểu tại phiên thảo luận ở WEF, Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đổi mới sáng tạo tập trung phát triển nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ; bắt kịp làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 - PV); đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ để trở thành động lực của tăng trưởng bền vững.
Tại Nghị quyết 01 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Chính phủ đã giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tác động đến kinh tế nước ta và đề xuất cơ chế, chính sách tận dụng tối đa cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2017.
Câu chuyện về nắm bắt thời cơ, vận hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cũng đã được các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như những người đứng đầu các hội, hiệp hội trong lĩnh vực ICT đề cập đến trong chia sẻ tại sự kiện “Gặp gỡ ICT Xuân Đinh Dậu 2017”.
Nhấn mạnh Việt Nam đang đứng trước vận hội mới là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Bùi Mạnh Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam cho rằng, hiện nay có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu về đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giới ICT nước nhà cũng đang rất trăn trở, suy nghĩ về việc nên bắt đầu từ đâu, từ cái gì, có chiến lược và con đường đi như thế nào để đất nước ta có thể bắt kịp, tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng này.
Mong muốn các hội, hiệp hội trong lĩnh vực CNTT&TT thời gian tới sẽ “bắt tay” nhau chặt chẽ hơn, ông Bùi Mạnh Hải nhấn mạnh: “Các thành viên của 14 hội, hiệp hội về CNTT&TT chắc chắn là những lực lượng hết sức quan trọng để tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề chiến lược cũng như các quyết sách, chính sách, giải pháp để chúng ta có thể bắt kịp, tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mong rằng các hội, hiệp hội sẽ có thêm nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi, có sự kết nối chặt chẽ với nhau hơn để chúng ta có những đề xuất, đóng góp có giá trị cho sự phát triển của ngành CNTT&TT và đất nước”.