Nỗ lực thay thế công nghệ nước ngoài của Trung Quốc hiện tập trung vào việc loại bỏ các nhà sản xuất chip Mỹ ra khỏi hệ thống viễn thông của nước này. Theốcyêucầunhàmạngdầnloạibỏchipnướcngoàkết quả bóng đá espanyolo nguồn tin của WSJ, hồi đầu năm nay, các quan chức Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc chỉ đạo các nhà mạng lớn nhất loại bỏ các bộ xử lý nước ngoài đóng vai trò cốt lõi trong mạng lưới vào năm 2027.
Hạn chót đưa ra nhằm đẩy nhanh nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng các chip lõi như vậy trong cơ sở hạ tầng viễn thông trong nước. Cơ quan quản lý đã ra lệnh cho các nhà khai thác di động quốc doanh kiểm tra mức độ phổ biến của chất bán dẫn ngoại trong mạng lưới và dự thảo các mốc thời gian để thay thế chúng.
Trong quá khứ, những nỗ lực để ngành viễn thông loại bỏ chất bán dẫn nước ngoài bị cản trở do việc sản xuất chip trong nước chưa phát triển. Hiện tại, các nhà mạng đang chuyển sang mua sắm sản phẩm nội nhiều hơn, một phần vì chất lượng đã được cải thiện và hiệu suất trở nên ổn định hơn.
AMD và Intel – hai hãng chip lớn của Mỹ - sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Những năm gần đây, họ cung cấp phần lớn các bộ xử lý lõi được sử dụng trong các thiết bị mạng ở Trung Quốc và thế giới.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đang chia rẽ thị trường bán dẫn, thiết bị mạng và Internet toàn cầu. Mỹ cấm thiết bị viễn thông Trung Quốc do lo ngại an ninh quốc gia và cấm các công ty chip như AMD, Nvidia bán chip AI cao cấp cho quốc gia châu Á.
Từ nhiều năm, chính quyền Trung Quốc lần lượt thúc đẩy nhằm loại bỏ các nhà cung ứng nước ngoài ra khỏi chuỗi cung ứng quan trọng, từ ngũ cốc đến bán dẫn. Trung Quốc cũng công bố hướng dẫn mua sắm, không khuyến khích các cơ quan chính phủ và các công ty nhà nước mua laptop và desktop có chứa chip Intel và AMD. Theo hướng dẫn công bố vào tháng 3, các tổ chức có 8 lựa chọn về CPU, trong đó AMD và Intel xếp cuối cùng, sau 6 CPU trong nước.
Các máy tính dùng chip Trung Quốc được phê duyệt trước cho người mua nhà nước. Những sản phẩm trang bị chip Intel và AMD cần được một cơ quan chính phủ đánh giá bảo mật. Sản xuất chip cho PC là một nguồn thu đáng kể đối với hai công ty.
China Mobile và China Telecom cũng là khách hàng chính của cả hai ở Trung Quốc, mua hàng nghìn máy chủ cho các trung tâm dữ liệu. Các máy chủ này cũng rất quan trọng đối với các thiết bị viễn thông và thường được xem là "bộ não" của mạng.
Theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu TrendForce, Intel và AMD chiếm thị phần lớn trên thị trường CPU trong máy chủ. Vào năm 2024, Intel ước tính nắm giữ 71% thị trường, trong khi AMD sẽ có 23%.
Chính sách nội địa hóa của Trung Quốc có thể làm giảm doanh số bán hàng của Intel và AMD tại nước này. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Intel, chiếm 27% doanh thu của công ty vào năm 2023, Intel cho biết trong báo cáo thường niên mới nhất vào tháng 1. Mỹ là thị trường lớn thứ hai của hãng. Khách hàng của Intel cũng bao gồm các nhà sản xuất điện tử toàn cầu sản xuất tại Trung Quốc.
Trong báo cáo, Intel nhấn mạnh rủi ro địa chính trị mà họ phải đối mặt từ căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng và nỗ lực nội địa hóa của Trung Quốc. "Chúng tôi có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng do các chương trình của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và chuỗi cung ứng trong nước", báo cáo nêu.
Trung Quốc đóng góp 15% doanh thu của AMD vào năm ngoái, theo báo cáo thường niên của công ty. Con số này đã giảm từ 22% vào năm 2022 sau khi AMD bị chính quyền Mỹ hạn chế bán chip AI cao cấp cho Trung Quốc.
Các sản phẩm CPU địa phương thay thế CPU ngoại đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây, khi các công ty như HiSilicon của Huawei và Hygon Information Technology, cũng như các tổ chức bao gồm Đại học Công nghệ Quốc phòng quốc gia, giành được chỗ đứng.
Chip Trung Quốc không phải lúc nào cũng được đánh giá tốt, nhưng dần giành được khách hàng viễn thông Trung Quốc. Khi China Telecom mua khoảng 4.000 máy chủ AI vào tháng 10/2023, 53% được cung cấp bởi CPU của Intel. Phần còn lại sử dụng bộ xử lý Kunpeng của Huawei, theo một tài liệu đấu thầu.
(Theo WSJ)