Nhiều năm nay,ảnhtrớtrêutronghẻmnhỏmnhàcótangphảinhờngườicõngquantàkết quả bóng đá aff cup hơn 10 hộ dân với gần 50 nhân khẩu sinh sống trong một nhánh thuộc hẻm 75, đường Trần Phú (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) khổ sở ra vào qua lối hẹp, chỉ khoảng 0,7m. Khu vực này được biết đến với tên “hẻm bến đò giữa”. Theo ghi nhận của PV VietNamNet, con hẻm chỉ vừa đủ để một chiếc xe máy đi qua. Trường hợp gặp người đi bộ, hoặc xe đạp, xe máy đối đầu, một trong hai phải lùi nhường đường vì không còn cách nào lách. Hai bên hẻm là vách nhà dân cùng những đường ống thoát nước, dây điện chằng chịt. Phía trên là ban công của một hộ dân chiếm hết không gian, khiến con hẻm ngày cũng như đêm, chỉ một màu đen bao trùm. Ở con hẻm này, người dân không chỉ gặp khó khăn trong sinh hoạt, đi lại mà còn đối diện với nhiều bất tiện khác như khi sửa chữa, xây nhà mới, mua sắm đồ dùng. Ông Quách Văn Út (61 tuổi) cho biết, những lần sửa nhà, vật liệu đều để ở đầu hẻm. Cát, gạch có thể dùng xe rùa san chở, nhưng khung sắt thép phải cắt thành nhiều đoạn mới mang vào được bên trong, tốn thời gian và chi phí. “Con hẻm này trước có nhiều lối để đi ra, trong đó có lối đi trên tuyến mương thoát nước rộng hơn 1m, nay đã bị người dân đặt vật cản, bịt kín. Đường vào hẻm nhỏ đã đành, đến các ngã rẽ cũng bị chiếm dụng, không khí trong khu dân cư thêm ngột ngạt, nguy cơ cháy nổ dễ xảy ra nếu chẳng may bếp núc, điện sinh hoạt gặp sự cố. Nếu không may xảy ra cháy, công tác ứng cứu, chữa cháy lại càng khó khăn bội phần”, ông Út trăn trở. “Hẻm bến đò giữa” cũng ghi nhận những trường hợp hết sức trớ trêu. Đó là hoàn cảnh gia đình chị H. (47 tuổi). Khoảng 3-4 năm về trước, gia đình chị lần lượt có 2 người thân qua đời. Theo chị H., hẻm quá nhỏ, không thể khiêng quan tài đi theo hai hàng như thông thường. Hết cách đành phải một người khiêng phía trước, một người phía sau và thêm một người vào giữa “cõng” quan tài. Một nhân viên điện máy chia sẻ, khách hàng đặt mua tủ lạnh nhưng vì quá cỡ, không thể đi qua hẻm nên đổi loại nhỏ hơn. Tới đầu hẻm, nam nhân viên này vẫn phải tháo bỏ thùng carton mới có thể vận chuyển vào trong. Một số người dân tại đây cho biết, con hẻm vốn thông thoáng nhưng bị nhiều hộ lấn chiếm. Bà con đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền địa phương. Giữa tháng 5/2023, ông Nguyễn Thái Bảo, Phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều đã giao UBND phường Cái Khế thông báo cho các hộ dân tự rà soát, kiểm tra đối với phần diện tích lấn chiếm hẻm, không gian hẻm… tự nguyện tháo dỡ, trả lại hiện trạng. Sau thời gian thông báo sẽ tiến hành đo đạc, kiểm tra, xử phạt theo quy định. Ông Dương Văn Long, Phó chủ tịch UBND phường Cái Khế thông tin, hiện trạng “hẻm bến đò giữa” đã có từ lâu, không xảy ra tình trạng lấn chiếm hai bên, hai hộ giáp ranh hẻm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). “Trường hợp hộ dân có ban công lấn hẻm, hồ sơ mua bán và bản vẽ căn nhà đã xây dựng ban công từ trước nên giữ lại theo hiện trạng. Khi người dân xây dựng mới sẽ yêu cầu tháo dỡ phần ban công trên”, ông Long chia sẻ. Trả lời câu hỏi vì sao chưa xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm lối đi trên tuyến mương thoát nước, ông Long cho hay đã vận động tháo dỡ nhưng người dân chưa chấp hành. Theo ông, ngay khi có kết luận của lãnh đạo quận, phường đã rà soát, thu thập GCNQSDĐ của các hộ dân, gửi Phòng TN&MT, Quản lý đô thị quận nhưng chưa nhận được phản hồi. “Để giải quyết kiến nghị của người dân, phường xem xét đề xuất phương án mở rộng hẻm, điều này đồng nghĩa với việc bồi thường giải phóng mặt bằng, vượt quá thẩm quyền của địa phương. Trước mắt, chúng tôi sẽ báo cáo UBND quận để có chỉ đạo kịp thời", ông Long thông tin.Hà Nội phố nhỏ ngõ sâu, đi chạm vai nhau, thách thức mọi nỗ lực cứu hỏa
Vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà nằm sâu trong ngõ 119 Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến không ít người cảm thấy lo lắng khi thuê nhà trọ trong những ngõ, ngách ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp.