发布时间:2025-01-10 10:56:00 来源:PhongThuyBet 作者:Nhà cái uy tín
Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại huyện Yên Châu,ệViệtLàoTìnhsâuhơnnướcHồngHàCửkèo chấp bóng đá hôm nay tỉnh Sơn La.
Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào nằm sát đường biên giới phía Tây, giữa huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La với huyện Xiengkhor, tỉnh Houaphanh, Lào.
Bấy lâu nay, đã có biết bao chuyến đi của nhân dân, cán bộ, lãnh đạo hai nước Lào-Việt Nam tới thăm biểu tượng hữu nghị cao đẹp của tình quân dân hai nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Giữa núi non trùng điệp, khu di tích nhìn bình yên, giản dị, nhưng trang trọng và linh thiêng. Đây là nơi để lại dấu ấn đậm nét về sự giúp đỡ của người dân trong vùng đối với người chỉ huy của Ban xung phong Lào-Bắc là Chủ tịch Kaysone Phomvihane.
Anh em một nhà, thủy chung son sắt
Ông Tráng Lao Lử bước chầm chậm bên Đài biểu tượng hữu nghị Việt Nam-Lào có những cánh hoa sen, hoa chămpa cách điệu, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của hai nước.
Ông Lử là con trai ông Tráng Lao Khô, người bản Phiêng Sa đã nuôi giấu và giúp Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Ban xung phong Lào-Bắc mượn đất để xây dựng cơ sở cách mạng.
Những năm tháng đó, ông Tráng Lao Khô còn là người trực tiếp dẫn đường cho Ban xung phong Lào-Bắc và trực tiếp vào rừng hoạt động, tiếp tế lương thực để nuôi cán bộ Việt Minh.
Gần 90 tuổi, song nhắc tới câu chuyện lịch sử, ông Tráng Lao Lử vẫn bồi hồi. Ngày ông Kaysone Phomvihane được bố trí đến ở nhà ông Tráng Lao Khô rồi được ông Khô nhận làm con nuôi với trách nhiệm là con cả trong gia đình, lúc đó ông Lử đã 10 tuổi.
“Theo phong tục tập quán của dân tộc Mông, sau khi nhận làm con nuôi, gia đình tôi cùng ông Kaysone làm lễ cắt máu ăn thề tại gia đình. Với lễ cắt máu ăn thề này, mỗi thành viên trong nhà phải có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau coi như anh em trong một nhà, sống chết có nhau,” ông Tráng Lao Lử kể lại.
Nhắc tới kỷ niệm giữa gia đình và người dân nơi đây với vị lãnh tụ của Lào, ông Tráng Lao Lử nói, có rất nhiều kỷ niệm và những kỷ niệm đó được đặc biệt trân trọng.
Như với ông Lử, đó là những lần theo bố mang cơm vào rừng cho ông Kaysone Phomvihane. Hay như năm 1951, Người Chỉ huy của Ban xung phong Lào-Bắc bắt liên lạc với ông Tráng Lao Khô.
Lúc đó, ông Khô đã đưa 50 đồng bạc trắng cho người liên lạc để ủng hộ mua vũ khí. Sau khi mua được súng đạn, ông Kaysone có biên nhận gửi cho ông Tráng Lao Khô và gia đình đã hỗ trợ cho cách mạng Lào.
“Sau này, tờ biên nhận đó bị hỏng hết nhưng tình nghĩa của gia đình tôi với ông ấy thì không bao giờ phai nhạt,” ông Tráng Lao Lử xúc động nói.
Ông Tráng Lao Lử cũng cho hay, ngôi nhà hiện nay ở lưng đồi cũng là do ông Kaysone Phomvihane mách bảo. Đó là cuối năm 1948, bốn cán bộ Việt Minh hoạt động từ bên Lào về đây, có một người bị ốm nặng. Vài ngày sau khi đoàn cán bộ rời đi, người trong nhà cũng lần lượt ốm; hóa ra bị lây bệnh đậu mùa.
Ông Kaysone bảo đã lây phải bệnh dịch rồi, cần phải chuyển chỗ ở. Rồi ông cùng ông Lao Khô đi chọn đất chuyển nhà. Tìm mãi cuối cùng chọn mảnh đất ở lưng đồi, dưới chân đồi có suối, cách nơi ở cũ hai cây số để dựng nhà.
Thấy gia đình ông chuyển nhà, có ba gia đình cũng chuyển theo, lâu dần lập thành bản. Cũng vì thế mà năm 1962, bản lấy tên thành bản Lao Khô từ đó đến giờ.
Qua câu chuyện của ông Tráng Lao Lử và lần theo các dữ kiện lịch sử có thể khái quát, thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng chỉ huy, Bộ Chỉ huy Liên khu 10, địa bàn tỉnh Sơn La đã trở thành chỗ dừng chân và hướng tiến của Ban xung phong Lào-Bắc từ năm 1948-1950.
Ban này có nhiệm vụ chủ yếu là góp phần giúp lực lượng kháng chiến ở Lào xây dựng căn cứ cách mạng tại 4 tỉnh Bắc Lào, lấy trung tâm là huyện Xiengkhor, tỉnh Xamneua (nay là tỉnh Houaphanh, Lào).
Thời gian này, ông Kaysone Phomvihane được tổ chức bố trí đến ở nhà ông Tráng Lao Khô tại bản Phiêng Sa. Ông Lao Khô cũng tích cực vận động dân bản Phiêng Sa giúp đỡ ông Kaysone Phomvihane và các đội du kích hoạt động trên địa bàn…
Có thể thấy, ân tình của gia đình ông Tráng Lao Khô với vị lãnh tụ Lào không chỉ là mối thâm tình đặc biệt của hai gia đình mà còn là biểu tượng tình đoàn kết của hai dân tộc, hai đất nước.
Cũng vì lẽ đó, năm 2017, tại lễ khánh thành khu di tích này, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em luôn dành sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả, kịp thời cho sự nghiệp cách mạng của Lào kể từ thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia cho đến thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.
Đưa khu di tích vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng trong việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước…
Di sản cho các thế hệ mai sau
Nhìn nhận mối thâm tình đặc biệt, từ truyền thống đoàn kết, tin cậy, cùng kề vai sát cánh giữa hai dân tộc, đến quan hệ hữu nghị mẫu mực hiếm có, sự hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Tình đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào là quy luật khách quan, là nhân tố có ý nghĩa sống còn của mỗi Đảng, mỗi nước; đồng thời là tài sản chung vô giá và là nền tảng để hai nước chúng ta cùng phát huy trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Việt Nam và Lào không chỉ là hai nước láng giềng, mà là hai nước anh em, đồng chí."
Ông Tráng Lao Lử, con trai ông Tráng Lao Khô và nhóm phóng viên TTXVN tại khu di tích.
Ở bên kia dãy Trường Sơn, cùng chung tình cảm thủy chung son sắt ấy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thounglun Sisoulith khẳng định: “Hơn lúc nào hết chúng ta cần tiếp tục gìn giữ và phát triển mối quan hệ hữu nghị trong sáng Lào-Việt Nam ngày càng vững chắc, tươi đẹp, trở thành di sản cho các thế hệ mai sau. Giữ gìn mối quan hệ là trách nhiệm và nghĩa vụ vĩ đại, đáp lại sự hi sinh to lớn và mục tiêu vững mạnh của tổ tiên chúng ta.”
Nhìn lại những kết quả hợp tác thực chất giữa hai nước thời gian qua, có thể thấy được mối thâm tình giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã được trao truyền một cách trọn vẹn.
Những ngày hai nước anh em trên dải Trường Sơn hướng về kỷ niệm 60 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt này, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Sengphet Houngboungnuang khẳng định dù tình hình khu vực và quốc tế có những diễn biến phức tạp và khó lường, song mối quan hệ trong sáng, khăng khít giữa Lào và Việt Nam chưa bao giờ phai mờ mà càng được phát huy, đi vào chiều rộng và chiều sâu, ngày càng hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Quan hệ chính trị, quốc phòng-an ninh, ngoại giao giữa Lào và Việt Nam không ngừng được nâng cao, với sự phối hợp nhịp nhàng trong việc duy trì thành quả cách mạng, sự hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào hòa bình, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Các lĩnh vực hợp tác như thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa… có những bước phát triển liên tục. Việt Nam nằm trong nhóm các nước đầu tư hàng đầu tại Lào. Sinh viên của Lào học tập tại Việt Nam ngày càng tăng và nhận được sự quan tâm đào tạo, giảng dạy tốt.
Tất cả những điều đó đều là nguồn lực quý báu dành cho nhân dân Lào trong sự nghiệp giữ gìn, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Còn theo Tham tán, Phó Đại sứ Lào tại Việt Nam Chanthaphone Khammanichanh, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư lớn vào Lào với số vốn khoảng 5,4 tỷ USD trong các lĩnh vực như thủy điện, khoáng sản, nông nghiệp, du lịch…
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào không chỉ tính đến lợi nhuận về kinh tế, mà còn xây dựng các dự án hỗ trợ, nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân Lào như xây dựng trường học, bệnh viện, thủy lợi...
Năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 tác động rất nghiêm trọng tới hai nước, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lào cũng tăng cường xuất khẩu hàng hóa nông sản chủ lực sang Việt Nam như gạo, càphê, mủ cao su, chuối, đường, dưa hấu…, ngày càng đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.
Hiện hai nước đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội mà Chính phủ hai nước đề ra, đặc biệt là sau Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Quan trọng hơn là việc hai nước đã xác định chiến lược phát triển và kết nối giao thông, trong đó có chiến lược phát triển đường cao tốc Vientiane-Hà Nội được coi là huyết mạch của tình hữu nghị, kết nối khu vực và quốc tế theo hướng hợp tác bền vững, đồng thời xúc tiến phát triển Hành lang kinh tế Đông-Tây nhằm thúc đẩy, khuyến khích phát triển du lịch-lĩnh vực hai nước đều có thế mạnh và tiềm năng.
Ở một khía cạnh khác không kém phần quan trọng, mảnh đất nuôi dưỡng mối thâm tình Việt-Lào lại được bồi đắp ngày càng tốt tươi bởi nghĩa tình giản dị mà sâu lắng.
Như nhận định của Trung tướng Nguyễn Tiến Long, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào: “Không phải bây giờ mà lịch sử hàng nghìn năm qua, mặc dù xung quanh chúng ta có rất nhiều binh đao máu lửa nhưng riêng hai dân tộc Việt-Lào, đặc biệt là trên hai bờ biên giới dài hơn 2.300km, hàng nghìn đời nay, nhân dân các dân tộc vẫn truyền lại cho nhau một nếp sống thân ái, hữu nghị, hợp tác; giữ gìn, trân trọng tôn thờ và tuân theo những điều tốt đẹp mà cha ông để lại. Thấu suốt quan điểm mới của hai Đảng, hai Nhà nước về ý nghĩa đoàn kết, mang tầm thời đại, nhân dân hai nước luôn có nguồn vốn vô cùng quý giá, đó là tâm hồn, đó là tình nghĩa, đó là tầm văn hóa của hai dân tộc.”
Tất cả nghĩa tình đó như gửi gắm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 4 câu thơ mà Người đọc trong lễ tiễn Vua Lào Sisavang Vatthana và các vị khách quý tại Sân bay Gia Lâm ngày 13/3/1963: “Thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua; Việt-Lào hai nước chúng ta; tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.”
Ngày 25/5/1971, khi sang thăm Việt Nam, Chủ tịch Souphanouvong phát biểu: “Tình đoàn kết Lào-Việt Nam cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất”./.
Theo TTXVN
相关文章
随便看看