Trao đổi với PV Báo GĐ&XHvề việc “nước sạch có giun” ở KĐT Định Công (Hà Nội),ướcsạchcógiunởHàNộiSựviệchếtsứcnghiêmtrọfrankfurt – bochum bà Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, nhận định đây là sự việc hết sức nghiêm trọng. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở một số tòa chung cư hiện nay đang có vấn đề.
Vào mỗi buổi sáng, nhiều cư dân tòa nhà CT9 hoảng hốt với giun sán màu đỏ nâu “tung tăng” tuôn ra theo vòi nước. |
Đã quá quen với… giun!
Những ngày qua, nhiều cư dân tòa nhà chung cư CT9 (Khu đô thị Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội) phản ánh việc trong nước sinh hoạt ở đây xuất hiện những sinh vật lạ. Để làm rõ hơn về việc này, trong các ngày 26 và 27/3, PV Báo GĐ&XH đã đến tận nơi tìm hiểu thực hư.
Theo đó, người đầu tiên phát hiện ra sự việc nghiêm trọng này là hộ gia đình bà Trần Thị Tuyết (64 tuổi, sống tại tầng 7, phòng 708). Chia sẻ với PV, bà Tuyết kể lại: “Đó là vào khoảng 10h30 đêm 23/3. Khi tôi đi lấy nước vào cái ca để đánh răng thì bất ngờ thấy nước đục ngầu và kèm theo đó là vô số những con giun dài bằng đốt ngón tay cứ lúc nhúc chui ra từ miệng vòi nước. Lúc này tôi giật mình kinh hãi và hét toáng lên cho mọi người cùng chứng kiến”.
Cũng theo lời kể của người phụ nữ này, vì lúc đó trời đã về khuya nên đến sáng hôm sau bà đã trình báo với đại diện Ban quản lý (BQL) tòa nhà về sự việc. Đáp lại, đại diện BQL giải thích lòng vòng rằng do bể chứa bị cạn và khi bơm lên nó hút cả cặn và vô tình có cả giun!?
Mang thắc mắc của bà Tuyết trao đổi với ông Trần Minh Cường – Tổ trưởng tổ dân phố số 52 thì chúng tôi nhận được câu trả lời: “Hiện tượng nước như vậy là thường xuyên xảy ra vì đã hơn 2 năm nay, các hộ dân sống ở tòa chung cư CT9 vẫn lấy nước sinh hoạt từ các giếng khoan”. Theo tìm hiểu được biết, đây là giếng khoan do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đô thị (HUD) lắp đặt. Sau thời gian dài sử dụng, một số giếng khoan đã bị hỏng. Vì thế, hiện tượng cạn nước và mất nước vẫn diễn ra thường xuyên xảy ra.
“Trước đây khi nguồn nước còn dồi dào, mỗi lần mất nước họ có thông báo đến các hộ dân để dự trữ nước. Sau mỗi lần cạn nước thì bể chứa bị nhiễm đục cùng những tạp chất. Kể cả các sinh vật lạ như giun sán, lăng quăng… Để khắc phục tình trạng này chúng tôi đã đề nghị lắp đường ống nước sạch sông Đà để sử dụng nhưng các hộ dân từ chối vì mức đóng phí quá cao (mỗi hộ 1,3 triệu đồng). Đến nay, toàn bộ tòa nhà vẫn dùng nguồn nước giếng khoan này”, ông Cường bày tỏ.
Cũng theo lời ông tổ trưởng dân phố, do gia đình bà Tuyết ở phòng 608 mới chuyển đến được hơn một năm. Chính vì vậy khi nguồn nước bị cạn mà chưa thể thau rửa bể được đã xuất hiện vẩn đục và giun sán khiến bà Tuyết giật mình, hoảng hốt.
Bà Lê Thị Lan Hương, Tổ phó Tổ dân phố số 52 - thành viên BQL tòa nhà cũng chia sẻ: “Gia đình phản ánh có giun sán trong nước mới chuyển đến đây. Chắc là mới gặp lần đầu nên sợ hãi vậy, chứ chúng tôi ở đây đã quá quen với việc này”(?).
Bà Hương cũng cho hay, tòa chung cư CT9 đi vào hoạt động từ năm 2005 và từ đó đến nay người dân ở KĐT này đều sử dụng nguồn nước từ 4 chiếc giếng khoan do chủ đầu tư xây dựng, cung cấp. Tuy nhiên, khoảng hơn một năm nay, một trong bốn giếng khoan ấy đã bị sập, hỏng dẫn tới nguồn cung cấp nước cho tòa nhà CT9 bị sụt giảm nghiêm trọng, nên xảy ra tình trạng thiếu nước triền miên.
Nước “có giun sán” vẫn đắt hơn nước sạch
Khu vực đặt máy bơm nước từ giếng khoan lên để cung cấp cho cả tòa nhà CT9 – KĐT Định Công. Ảnh: Nhật Tân |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại chung cư CT9 Định Công hiện tại không hề có nước sạch sinh hoạt của thành phố mà tất cả nguồn nước đều nhờ vào 4 chiếc giếng khoan. Nước giếng khoan được bơm lên bể nhưng thời gian gần đây 1 trong 4 chiếc giếng khoan bị hỏng, bể chứa không được vệ sinh thường xuyên nên xuất hiện tình trạng có sinh vật lạ tựa giun sán sinh sôi và phát triển rất nhiều.
Điều này đã khiến nhiều người dân sinh sống tại chung cư này vô cùng bức xúc. Họ càng ấm ức hơn khi nước sinh hoạt bị nhiễm giun sán, cặn bẩn hay có màu lạ nhưng giá lại gấp 3 lần nước máy.
Trao đổi về điều này, anh Võ Hưng Hải (chủ ki-ốt số 8 kinh doanh tiệm giặt là) cho hay: “Nhiều năm nay đã phải dùng nước giếng khoan mà lại tính cao gấp 2- 3 lần nước sạch. Tính đến thời điểm hiện tại chúng tôi đang phải chịu mức 25.000 đồng/mét khối. Như gia đình tôi làm nghề này thì nước dùng khá nhiều nên ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập”.
Tiếp tục ca thán về tình trạng nước ở đây, chị Hằng Nga, một hộ dân khác cho biết: “Tôi ở đây từ ngày chung cư này đi vào hoạt động và đúng là hơn 10 năm qua việc nước bẩn, mất vệ sinh, giun sán là chuyện như cơm bữa, chúng tôi đành phải tặc lưỡi mà sống chứ biết kêu ai”.
Được biết, chung cư CT9 trước đây thuộc Tổng Công ty HUD đầu tư, xây dựng. Sau đó, HUD đã bán lại cho tập đoàn Mường Thanh. Vì thế, hiện nay Mường Thanh là đơn vị quản lý, vận hành chung cư CT9 Định Công.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về những phản ánh của người dân sống tại khu chung cư CT9 - Định Công, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng cho biết, đây là sự việc hết sức nghiêm trọng. “Bình thường nước sinh hoạt đục bẩn đã có vấn đề, đằng này lại có cả giun sán và loăng quăng thì rất mất vệ sinh. Xét về thành phần vật lý thì chắc chắn nồng độ các chất cặn bạ này ít nhiều ảnh hưởng tới người sử dụng”, nữ đại biểu Quốc hội của Đoàn TP Hà Nội nhấn mạnh.
Cũng theo lời bà An, từ câu chuyện người dân phát hiện nước sinh hoạt có chứa tạp chất lẫn giun sán cho thấy chất lượng đường ống nước hoặc các bể chứa cung cấp nước cho tòa nhà đang có vấn đề.
“Đã đến lúc đơn vị đầu tư và cung ứng đường nước sạch cho tòa nhà này cần phải rà soát lại chất lượng nguồn cũng như đường ống nước. Nếu có hiện tượng ống mọt thì phải lập tức có phương án thay thế càng sớm càng tốt. BQL tòa nhà cũng cần xem xét phương án đưa đường ống nước sạch của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội hoặc nước sạch sông Đà vào thay thế. Đây là vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân nên phải tiến hành rà soát, kiểm tra thật kỹ càng và nhanh chóng”, ĐBQH Bùi Thị An nhấn mạnh.
Người dân không chịu lắp đường ống nước sạch Bàn về câu chuyện các hộ dân phản ánh về “nước sinh hoạt có giun sán”, bà Lê Thị Lan Hương, thành viên BQL tòa nhà chia sẻ: “Chủ trương của chính quyền là muốn đưa đường ống nước sạch sông Đà lên cho 240 hộ dân đang ở chung cư CT9. Tuy nhiên, để lắp đặt thì mỗi gia đình phải chịu chi phí khoảng 1,3 triệu đồng. Điều này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người song cũng có không ít hộ gia đình phản đối bởi theo họ tòa nhà vẫn dùng nước giếng được thì cứ dùng. Chính vì vậy đến thời điểm này cư dân chưa thống nhất được thì vẫn phải dùng nước giếng khoan và vẫn phải chịu cặn bẩn, giun sán và chảy nhỏ giọt”. |
Không có nước để… thau bể Theo thông lệ, mỗi năm cư dân lại góp tiền và thau bể chứa nước một lần để đảm bảo sạch sẽ. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, vì lượng nước cung cấp giảm sút, thiếu nước nên không thể tiến hành thau bể. Theo lý giải của bà Hương, muốn thau bể người dân phải chịu cảnh mất nước 3 - 4 ngày. Trước đây, Ban quản trị sẽ thông báo cho bà con tích nước, nhưng giờ nước ngày nào đủ dùng ngày đó nên không có nước để tích. “Không tích được nước thì không thể thau được bể. Cả tòa nhà có 240 hộ gia đình đành phải chịu cảnh dùng nước dè sẻn. Khi nước cạn chạm đáy, đương nhiên sẽ có ấu trùng, có những con loăng quăng sẽ bị hút vào các đường ống dẫn nước” bà Lan Hương giải thích. |
Theo Gia đình và xã hội
>> Kinh hoàng giun sán lúc nhúc trong nước sinh hoạt ở Hà Nội(责任编辑:Cúp C2)