游客发表
发帖时间:2025-01-10 05:06:05
Tính đến nay đã là 1 năm kể từ khi Apple đối đầu với FBI về vấn đề quyền riêng tư đối với dữ liệu người dùng. Tuy nhiên,ộcchiếngiữaApplevàFBINhữngxungđộtvẫncònâmỉnhận định tốt chúng ta hầu như không còn nghe thấy bất kỳ phản ứng nào từ hai bên. Liệu có phải mọi chuyện đã được giải quyết êm xuôi?
Đáng tiếc rằng câu trả lời là không.
Nỗ lực của FBI nhằm yêu cầu Apple mở khoá chiếc iPhone do một tên khủng bố sử dụng đã tạo nên một cuộc chiến pháp lý lớn giữa hãng và FBI. Mỗi bên đều có lý luận của mình: FBI muốn Apple mở khoá bởi đó là việc cơ quan này phải làm để đảm bảo an ninh, ngăn chặn khủng bố; trong khi với Apple, hãng này cố gắng bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu khách hàng.
Với những gì xảy ra trong sự vụ này, có lẽ hành động của Apple xuất phát từ việc công ty mường tượng ra một tương lai tương tự như trong cuốn "1984" nổi tiếng của George Orwell. Cuốn tiểu thuyết về xã hội giả tưởng này kể về câu chuyện của Winston Smith, trong đó miêu tả chế độ chuyên chế đang cai trị xã hội làm bối cảnh, và bi kịch của nhân vật chính Winston Smith do chế độ đó gây ra. Ở phía bên kia, FBI - bên đại diện cho chính phủ quyền lực nhất thế giới - lo ngại nguy cơ tấn công khủng bố xảy ra nếu không thể truy cập được vào các thông tin quan trọng trong chiếc iPhone.
Cuộc đối đầu đi đến cao trào. Các chuyên gia bảo mật thì cho rằng, tranh chấp giữa Apple và FBI có thể tạo ra những tác động sâu rộng tới mọi thứ, từ tính riêng tư của những bức ảnh cá nhân người dùng, cho đến cách thức hoạt động của các công ty công nghệ ở nước ngoài.
Cả 2 đều đã sẵn sàng ra toà, và rồi 1 chuyện hài hước đã xảy ra: FBI đột ngột tuyên bố họ không cần tới sự giúp đỡ của Apple để mở khoá nữa. Toàn bộ sự việc sau đó chìm dần đi.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi chuyện đã ổn thoả.
Do vụ việc không được toà án phân xử, chúng ta không bao giờ có được một câu trả lời về liệu bên muốn bảo vệ quyền riêng tư (Apple) hay bên muốn phòng trừ nguy cơ khủng bố (FBI), sẽ được ưu tiên. Một năm sau, toàn bộ câu chuyện vẫn đang hết sức "lờ mờ", không rõ ràng. Xung đột giữa 2 bên cũng sẽ chưa sớm kết thúc, đặc biệt nếu lại có thêm một cuộc tấn công khủng bố nữa xảy ra.
"Năm vừa qua là năm mà cơ hội để phân định rõ chuyện này đã bị bỏ qua. Nó chưa kết thúc. Câu hỏi là liệu chúng ta sẽ đối mặt với nó lúc này khi mọi thứ đang bình lặng, hay chờ về sau khi có biến cố" - William Snyder, chuyên gia luật của Học viện Luật trường Đại học Syracuse chia sẻ. Trong khi đó, Giám đốc FBI James Comey từng phát biểu rằng: "Quan điểm nên giữ quyền riêng tư ở mức tuyệt đối, và rằng chính phủ không được phép động tay vào điện thoại của người dân với tôi là không hợp lý".
CEO Apple là Tim Cook, ngược lại, tiếp tục bênh vực cho chính sách mã hoá dữ liệu và những nỗ lực của Apple để bảo vệ dữ liệu khách hàng. Ông nói trong một cuộc trò chuyện mới đây rằng, "Nó không phải vấn đề rằng chúng ta là những nhà hoạt động chính trị, nó là việc chúng ta bị yêu cầu làm một việc mà chúng ta biết là sai trái. Chúng tôi đứng trước sự lựa chọn đó là, hoặc mù quáng làm theo lệnh của chính phủ hoặc chống lại. Và Apple chọn cách thứ hai".
Những chuyện gì đã xảy ra?
Dưới đây là những tổng kết ngắn gọn về cuộc đối đầu giữa Apple và FBI. Đầu năm 2016, FBI muốn Apple tạo ra một phần mềm để mở khoá chiếc iPhone 5C được sử dụng bởi Syed Farook, người trước đó ít tuần giết chết 14 người trong một vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino, California.
Apple giúp lấy dữ liệu từ tài khoản iCloud của Farook, tuy nhiên, một số dữ liệu bị thiếu. FBI không thể truy cập vào chiếc điện thoại bởi họ không biết mật khẩu.
16/2/2016, thẩm phán Sheri Pym ra lệnh cho Apple tạo ra phần mềm cho FBI. Apple từ chối, và Tim Cook nói rằng nó đã đi quá xa, có thể đe doạ tới bảo mật của tất cả người dùng iPhone. Qua mặt mật khẩu iPhone có nghĩa là Apple sẽ tạo ra một "cửa hậu" trong hệ điều hành iOS, và nó có thể được dùng để mở khoá những chiếc iPhone khác - theo quan điểm Tim Cook.
Apple và FBI xảy ra những tranh cãi gay gắt nhiều tuần sau đó - trong cả hồ sơ pháp lý lẫn các phát biểu trước công luận của đại diện 2 bên. Cuộc tranh cãi chấm dứt vào ngày 21/3 - một ngày trước khi một phiên toà dự kiến được mở - khi FBI tìm được một công ty ngoài để mở khoá iPhone. Nó cho thấy chính phủ Mỹ cuối cùng đã không cần tới sự giúp đỡ của Apple.
Một vụ án khác ở Brooklyn, New York liên quan đến một tay buôn ma tuý cũng diễn ra với kịch bản tương tự, khi FBI không cần tới sự giúp đỡ của Apple sau khi tìm được cách khác để mở khoá chiếc iPhone 5S trong vụ này.
Ở cả 2 lần, ban đầu FBI nói rằng Apple là công ty duy nhất có thể truy cập được vào iPhone. Tuy nhiên, cũng cả 2 lần tổ chức này nhờ được công ty bên thứ ba can thiệp được vào máy. FBI không tiết lộ danh tính công ty này, tuy nhiên, các báo cáo về sau nói rằng đó chính là hãng bảo mật Cellebrite đến từ Israeli. Mới đây, chính Cellebrite bị hacker tấn công ăn cắp dữ liệu, và điều này khiến cho Apple sẽ cảm thấy lo lắng.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接