Sau khi tiêm kháng sinh bị sốc phản vệ, bé trai 3 tuổi suýt chết_kết quả ý hôm nay
时间:2025-01-11 06:22:49 出处:World Cup阅读(143)
Bệnh nhi T.B (3 tuổi,êmkhángsinhbịsốcphảnvệbétraituổisuýtchếkết quả ý hôm nay ở Sơn La) được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống trong tình trạng rất nguy kịch, nhờ ứng dụng phương pháp ECMO lưu động và hội chẩn online hỗ trợ bệnh viện địa phương.
Trước khi vào viện 3 ngày, trẻ sốt cao kèm ho. Tại bệnh viện địa phương, trẻ được tiêm kháng sinh chứa thành phần ampicilin và sulbactam. Sau tiêm mũi thứ 3, em xuất hiện tím tái, co giật toàn thân, trào bọt hồng. T.B được chẩn đoán phù phổi cấp, suy tuần hoàn/sốc phản vệ độ III sau tiêm kháng sinh.
Ngày 8/6, ngay sau khi bệnh nhi xuất hiện tình trạng sốc phản vệ, các bác sĩ bệnh viện địa phương đã hội chẩn trực tiếp với PGS.TS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
“Sau 1 ngày điều trị bằng các biện pháp hồi sức thông thường (thở máy, thở máy cao tần…), tình trạng của trẻ chưa có sự chuyển biến rõ rệt, SP02 chỉ duy trì ở khoảng 65% - 70% khi trẻ được thở máy cao tần. Nếu kéo dài và không áp dụng phương pháp điều trị cao hơn, bệnh nhi chắc chắn sẽ tử vong”, PGS.TS Tạ Anh Tuấn cho hay
Trước diễn biến nghiêm trọng của ca bệnh, sáng ngày 9/6, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cử 1 ekip ECMO gồm các bác sĩ, điều dưỡng lên Sơn La hỗ trợ cấp cứu, đặt ECMO, ổn định bệnh nhi và vận chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương ngay trong đêm để tiếp tục điều trị.
Với trường hợp của bé T.B, việc di chuyển bé trong tình trạng suy hô hấp nặng, chỉ số oxy máu thấp (khoảng 65% - 70% khi bệnh nhân được thở máy cao tần) là rất nguy hiểm, nguy cơ trẻ tử vong trên đường đi rất cao, bắt buộc phải di chuyển cả ekip (con người, trang thiết bị, máy móc..) đến bệnh viện địa phương (nơi chưa từng áp dụng phương pháp ECMO) để thực hiện.
ThS.BS Hoàng Thanh Sơn – Khoa Ngoại Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương - Người trực tiếp đặt ECMO cho bệnh nhi, cho biết, trước khi tiến hành một ca ECMO lưu động cần thực hiện các bước quan trọng như hội chuẩn trực tuyến tình trạng bệnh nhân, tình trạng cơ sở vật chất tại chỗ, nơi bệnh nhân đang điều trị.
Đồng thời lên phương án vận chuyển kỹ càng, tuân thủ nghiêm ngặt, sử dụng xe tiêu chuẩn cao, đầy đủ thiết bị, nguồn điện cho máy ECMO phải đảm bảo tuyệt đối không xảy ra trục trặc gì trong quá trình vận chuyển bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ phải chuyên nghiệp, tập huấn nhiều lần, triển khai nhiều phương án. Khi đến nơi, họ phải có sự kết hợp với cơ sở y tế tại chỗ thật tốt.
Nhờ sự chuẩn bị kỹ trước chuyến đi, cùng sự phối hợp giữa các chuyên khoa và 2 bệnh viện, quá trình phẫu thuật đặt ECMO cho bệnh nhi diễn ra tương đối thuận lợi. Trẻ đáp ứng tốt sau khi được sử dụng ECMO.
Sau 5 ngày được điều trị, bệnh nhi đã được rút ECMO và cai oxy. Hiện tại, tình trạng của trẻ đã cải thiện rõ rệt khi tự thở, tỉnh táo và đã có thể ăn được cháo.
Ngọc Trang
上一篇:Tôi không còn yêu vợ vì cô ấy quá xem thường nhà chồng
下一篇:Nhiều nam nữ dương tính ma tuý trong quán karaoke Gold Star
猜你喜欢
- Xóa bỏ tích xanh cũ, Twitter rơi vào hỗn loạn
- 'Cảm ơn bạn đọc VietNamNet, mẹ tôi đã có tiền để chữa bệnh rồi!'
- Tin bóng đá tối 19
- Trao hơn 50 triệu đồng đến bé Nguyễn Quang Vinh bị ung thư hạch
- Thực đơn cơm tối siêu ngon
- Tiến sĩ nghiên cứu phát triển cầu lông từng công bố tại 'hội thảo quốc tế'
- MU khủng hoảng và vấn đề Erik ten Hag
- Kết quả Leicester 2
- NSND Quang Thọ và văn nghệ sĩ hát mừng lễ 30/4