Bài 2: Nâng cao nhận thức,ângcaochỉsốPAPItừthựctếđếngiảiphápBàkết quả bóng đá châu á u23 quyết tâm hành động
Vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), bởi năm 2018, chỉ số này đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2017 và 2016. Để giải quyết cho vấn đề này, trong cuộc họp mới đây, UBND tỉnh đã có nhiều chỉ đạo nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao Chỉ số PAPI.
Để góp phần nâng cao Chỉ số PAPI, từng CBCC phải nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân. Trong ảnh: CBCC Sở Công thương giải quyết thủ tục hành chính cho người dân
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Thời gian qua, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các giải pháp về việc duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI. Trong đó, chú trọng tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016- 2020, gắn với nâng cao nhận thức và quyết tâm trong hành động về các giải pháp nâng cao Chỉ số PAPI trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Ông Lý Văn Đẹp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống tham nhũng, chống mọi biểu hiện tiêu cực gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân; nâng cao tinh thần, trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC); thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của CBCC, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi công việc với nhân dân.
Chỉ số PAPI 2018 bước đầu đưa ra thước đo về hiệu quả hoạt động của Chính phủ điện tử thông qua chỉ số nội dung “Quản trị điện tử”. Sự cần thiết của Chính phủ điện tử và quản trị điện tử đã được Việt Nam đặt ra là một trong những ưu tiên của quốc gia trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và 10 năm sau khi Chính phủ quyết tâm đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước theo tinh thần của Nghị định số 102/2009/ NĐ-CP. |
Để nâng cao Chỉ số PAPI trong năm 2019 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp cùng các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND tỉnh, UBND các xã, phường, thị trấn, huyện, thị, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, gắn với nâng cao nhận thức và quyết tâm trong hành động của các cấp chính quyền, triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch CCHC Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016- 2020, gắn với xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Cùng với đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hỗ trợ triển khai, nâng cao hiệu quả về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Tại cuộc họp mới đây, sau khi nghe các sở, ngành đóng góp ý kiến, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành cần chú ý đến các giải pháp nâng cao Chỉ số PAPI, tiến tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đẩy mạnh việc công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện có hiệu quả, đồng bộ trong xây dựng “Chính quyền thân thiện, công sở thân thiện” theo chỉ đạo của Tỉnh ủy. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, nhất là vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trong giải quyết những vướng mắc của người dân; tăng cường đối thoại trực tiếp và thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân. Cùng với đó là phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng...
Tăng cường công tác tuyên truyền
Một trong những nhiệm vụ góp phần nâng cao Chỉ số PAPI là UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đổi mới công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; nâng cao chất lượng hoạt động của bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến huyện. Nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó coi trọng giáo dục các bậc học mầm non, tiểu học; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo đảm môi trường, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở các xã, phường, thị trấn. Tập trung xử lý nghiêm các tệ nạn như: Cờ bạc, trộm cắp, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với các cấp chính quyền, nhằm tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân.
Theo ông Lý Văn Đẹp, ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trên, Sở Nội vụ sẽ kiến nghị các cấp, các ngành tập trung cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBCC, viên chức, người đứng đầu về các nội dung của Chỉ số PAPI, gắn với trách nhiệm của các ngành, địa phương, trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trong quản lý, điều hành công việc chung của địa phương.
Cùng với đó, Sở Nội vụ sẽ đề nghị các sở, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó tập trung tuyên truyền về quy trình, cách thức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích để người dân biết thực hiện...
Chỉ số PAPI năm 2018 có 8 chỉ số nội dung; trong đó có 6 chỉ số nội dung gốc là: Tham gia của người dân cấp cơ sở; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công và 2 chỉ số nội dung mới so với Chỉ số PAPI 2017 là: Quản trị môi trường và quản trị điện tử, 28 chỉ số nội dung thành phần và 120 tiêu chí chính. Năm 2018, Chỉ số PAPI đã khảo sát ý kiến đánh giá của 14.304 người dân trên toàn quốc; trung bình mỗi tỉnh khảo sát khoảng 200 phiếu. Chỉ số PAPI chia làm 4 nhóm điểm (không xếp hạng): Nhóm điểm cao nhất, nhóm điểm trung bình cao, nhóm điểm trung bình thấp và nhóm thấp điểm nhất.