Nghịquyết Đại hội Đảng bộ xã Vĩnh Tân (Tân Uyên) lần thứ X đề ra trong nhiệm kỳ2010-2015 là nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên 32 triệu đồng/năm,ểnkhaithựchiệnnghịquyếtphấnđấunângcaođờisốngngườidâkeonhacai com vn đồngthời tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 25 - 30%. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng ủyxã Vĩnh Tân đang khẩn trương triển khai thực hiện nghị quyết và đề ra nhiềugiải pháp thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ.
Khu tái định cư ấp 1, xã Vĩnh Tân đã được đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần giúp người dân bị giải tỏa nhanh chóng ổn định cuộc sống VĩnhTân là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng gắn liền với chiến khu kháng chiếnhuyện Châu Thành năm xưa. Đời sống của người dân trước đây chủ yếu dựa vào sảnxuất nông nghiệp, kinh tế - xã hội (KT-XH) của Vĩnh Tân cũng phát triển ở mứcđộ trung bình, không có gì tạo bước đột phá, nhưng cũng không tụt hậu so vớiđịa phương khác trong huyện. Từ khi Đảng bộ huyện Tân Uyên có nghị quyết chuyênđề về quy hoạch, xây dựng khu công nghiệp (KCN) và đô thị Tân Uyên, song songđó là chủ trương của tỉnh về mở rộng phát triển Khu liên hợp công nghiệp - dịchvụ - đô thị Bình Dương, từ đó đã tạo tiền đề cơ bản để Vĩnh Tân phát triển.Trong quy hoạch chung xây dựng KCN và đô thị Tân Uyên, xã Vĩnh Tân có diện tíchtrên 1.000 ha nằm trong khu vực được quy hoạch, chiếm 1/3 diện tích tự nhiêncủa xã. Mặt khác, ở các khu vực giáp ranh với khu liên hợp và các xã Phú Chánh,Tân Bình (Tân Uyên) tốc độ phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ cũngđang diễn ra khá sôi động. Cùng với sự phát triển đó, đường ĐT742 đã được Nhànước đầu tư xây dựng, sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng. Có thể nói, tuyếnđường nối từ Cổng Xanh với khu liên hợp này, mà gần như toàn bộ nằm trên địaphận của xã Vĩnh Tân, là một điểm nhấn giúp Vĩnh Tân phát triển mạnh mẽ, thôngthương với các khu vực khác.
Nếuso sánh với đầu nhiệm kỳ (2005-2010), đến xã Vĩnh Tân lúc bấy giờ cũng bằng conđường ĐT742 nhỏ hẹp và đang dần xuống cấp trầm trọng. Tỷ lệ hộ nghèo trong xãchiếm tương đối cao (2,6%), tình hình an ninh trật tự còn diễn biến phức tạpnhư trộm cắp tài sản, cho vay nặng lãi... Giờ đây, bộ mặt KT-XH của xã đang đổithay từng ngày. Xã Vĩnh Tân không thể phát triển ở mức độ bình bình như trướcmà phải bật dậy, phát triển với khí thế chạy đua khi giao thông, đường sá đãthuận lợi hơn. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tum - Bí thư Đảng ủy xã,cho biết muốn phát triển trước hết phải nhanh chóng ổn định cuộc sống của ngườidân trong vùng giải tỏa. Hiện nay, cơ sở hạ tầng các khu tái định cư đã đượcđầu tư xây dựng khá tốt, người dân cũng bắt đầu xây dựng nhà ở. Đảng bộ xã phấnđấu vận động 100% hộ dân chấp hành nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương quyhoạch công nghiệp - đô thị tại địa bàn. Trong những năm tiếp theo, khi côngnghiệp phát triển thì đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ. Mặt khác, cũngchính vì diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp cho nên xã phảiđẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân trong sản xuất, chăn nuôinhằm nâng cao năng suất. Theo kế hoạch, xã Vĩnh Tân cũng đang có dự kiến pháttriển cánh đồng có giá trị kinh tế cao với diện tích trên 5 ha và chuyển đổi cơcấu cây trồng vật nuôi theo hướng tập trung.
Tuynhiên, theo ông Nguyễn Văn Tum, việc dạy nghề để chuyển đổi nghề cho người dântừ nông nghiệp sang các ngành nghề khác như kinh doanh, dịch vụ cũng rất khó khănbởi nhận thức và trình độ của người dân thấp. Tuy nhiên, Vĩnh Tân sẽ cố gắng vìnằm ở một vị trí sôi động như hiện nay thì việc phát triển thương mại - dịch vụlà cần thiết để Vĩnh Tân phát triển trong tương lai. Theo Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ xã Vĩnh Tân lần thứ X đặt ra đến cuối nhiệm kỳ thì tỷ lệ cơ cấu côngnghiệp của xã đạt trên 56%, thương mại - dịch vụ chiếm 23% và nông nghiệp chỉcòn 11%. Rõ ràng, Vĩnh Tân đang hướng tới một xã có nền công nghiệp và dịch vụphát triển. Để đạt mục tiêu đó thì việc chuyển đổi cơ cấu nghề, đào tạo nghề vàhỗ trợ cho người dân trong vùng quy hoạch, giải tỏa là rất quan trọng, có ýnghĩa quyết định cho sự phát triển.
ĐỖTRƯỜNG