- “Bé 4 tuổi đang cùng người cậu ăn bánh gio,ạnbấtngờởtrẻemvàcáchphòngtrálens đấu với losc đột ngột ho vài tiếng rồi nghẹn bứ. Mặt bé đỏ bừng, khóc không thành tiếng. Lúc đó bố ngồi cạnh, ôm ngay bé dậy, tựa ngực vào tay bố, vỗ cho bé 5 phát mạnh vào lưng... miếng bánh gio bật ra”.
Bé ngừng tuần hoàn nghi sặc sữa
Với những các y bác sĩ, cảm giác cứu được một người đang ở giữa sự sống và cái chết luôn khiến họ mừng rỡ và khó có thể quên được.
Theo ThS-BS. Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai), trước mỗi trường hợp cấp cứu thành công như vậy, bao giờ người làm nghề y cũng trải qua các cung bậc cảm xúc như hốt hoảng và lo sợ, quyết tâm và cố gắng, mừng rỡ và yên tâm.
ThS.BS. Lương Quốc Chính nhớ lại, cách đây không lâu, một đồng nghiệp của mình tại BV Nhi Trung Ương đã chia sẻ câu chuyện cứu chữa một em bé ngừng tuần hoàn nghi sặc sữa thành công khiến bác sĩ vô cùng xúc động.
Đó là câu chuyện của bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương khi trong gang tấc cứu sống bé gái Phạm Thị H (ở Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Bé gái Phạm Thị H (ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) được cứu sống trong gang tấc. |
Bác sĩ Hiếu kể: “Hôm ấy, hết giờ làm việc, tôi vừa ra khỏi khoa thì gặp một bà mẹ hốt hoảng bế đứa con tím ngắt, chân tay buông thõng ở ngay gần trước khoa cầu cứu bác sĩ.
Mình sợ quá, vội vàng ra xem, thấy con không thở nữa, tím tái, trương lực cơ mềm nhẽo, mình đoán ngừng thở, ngừng tim, vì bé chỉ cách khoa hồi sức khoảng mấy chục mét thôi.
Mình vừa bế, vừa chạy, vừa ép tim ngoài lồng ngực đi thẳng lên tầng 2 khoa sơ sinh (mất khoảng 30 giây là vào được khoa), trong 30 giây ấy thấy bé è được 2 tiếng, đoán là bé bị sặc và tắc nghẽn đường thở. Mình lên khoa nhờ mọi người trợ giúp bóp bóng, ép tim ngoài lồng ngực, hút sạch đờm dãi, sẵn sàng đặt nội khí quản.
Sau khi ép tim và bóp bóng khoảng gần 1 phút, bé khóc trở lại được, hồng hào, trương lực cơ khá dần lên, không cần phải đặt ống.
Theo lời mẹ bé kể, bé vừa bú xong, sau bú thì tím tái rồi lịm dần đi cho đến hôn mê, không phản xạ, không có nhịp thở.
Tuy bé được đưa vào khoa hồi sức nhưng chỉ dùng những động tác sơ cứu ban đầu, chưa cần máy móc gì đặc biệt bé đã hồi phục hoàn toàn. Như vậy để thấy rằng hồi sức ban đầu rất quan trọng, có thể cứu sống một mạng người, một cuộc đời”, bác sĩ Hiếu kể.
Ăn bánh gio bị sặc, bé 4 tuổi thoát chết trong gang tấc
Cũng kể về câu chuyện trẻ bị tại nạn bất ngờ, ThS-BS. Lương Quốc Chính không quên trường hợp một cháu bé 4 tuổi ăn bánh gio bị sặc được bố mình sơ cứu kịp thời.
Khi đang cùng cậu mình ăn bánh gio, bé đột ngột ho vài tiếng rồi nghẹn bứ lại. Mặt đỏ bừng, chảy nước mắt nhưng không khóc được. May mà bố ngồi cạnh, ôm ngay bé dậy, tựa ngực vào tay bố, vỗ cho bé 5 phát mạnh vào lưng... miếng bánh gio to tướng bật ra.
Bánh gio, thường được các gia đình sử dụng làm món ăn trong ngày Tết, là một trong nhưng nguyên nhân dễ gây sặc dị vật đường thở ở trẻ nhỏ. Ảnh: Bác sĩ LQC |
Theo ThS-BS. Lương Quốc Chính, dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sặc, đó là "hội chứng xâm nhập" như trẻ đang ăn, đang chơi đột ngột ho sặc sụa, mặt tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức.
Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn (dị vật thanh quản) trẻ có thể ngừng thở ngay lập tức, tiếp đó là hôn mê và tử vong nếu không được xử trí đúng cách.
"Hội chứng xâm nhập" cũng có thể chỉ kéo dài một vài phút thì hết do dị vật đã di chuyển sâu vào bên trong đường thở gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi vào sâu vào trong đường thở, tùy thuộc vào vị trí mắc kẹt dị vật mà trẻ có các biểu hiện khác nhau: Nói khàn, thở rít, thở khò khè và khó thở (dị vật hạ thanh quản, khí quản); ho và thở khò khè, ho ra máu, khó thở, nghẹt thở, suy hô hấp, thở yếu, sốt và tím tái (dị vật phế quản).
Theo bác sĩ Chính, khi thấy con hóc, việc người lớn hay làm đầu tiên là đưa tay vào cổ họng trẻ móc dị vật ra dù có nhìn hay không nhìn thấy dị vật. Điều này vô tình sẽ kích thích phản xạ co thắt thanh quản, phản xạ ho đẩy dị vật lên thanh quản gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn và có thể làm trẻ tử vong nhanh chóng.
Bị hóc dị vật, cấp cứu là thời gian vàng vì trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị mất não sau 3 - 5 phút khi bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Việc sơ cứu kịp thời sẽ quyết định việc có cứu sống được trẻ hay không.
Với những trẻ bị sặc đường thở do dị vật có kích thước lớn và nhiều góc cạnh thường dễ gây suy hô hấp, ngừng thở và có nguy cơ tử vong cao. Trong trường hợp này cha mẹ cần khẩn trương gọi ngay người hỗ trợ đồng thời tiến hành ngay các thao tác sau: đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, mở miệng trẻ và thử móc họng trẻ lấy những dị vật nhìn thấy được ra, nâng cằm, đẩy hàm để làm thông thoáng đường thở.
Trong trường hợp trẻ bị hóc, sặc dị vật sau khi xử lý ban đầu, nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, có thể phải mở khí quản cấp cứu để làm thông thoáng đường thở, nội soi phế quản để lấy dị vật, và điều trị các biến chứng khác do sặc như xẹp phổi, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi.
H. Thúy
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)