会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Cuộc chiến tuổi dậy thì_bd ltd tbn!

Cuộc chiến tuổi dậy thì_bd ltd tbn

时间:2025-01-24 14:47:09 来源:PhongThuyBet 作者:Nhà cái uy tín 阅读:532次

Lần đầu tiên có một bà mẹ lôi tất tần tật những câu chuyện không lấy gì làm hay ho trong quãng thời gian dậy thì của cậu con trai để in thành sách.

Hiện nay,ộcchiếntuổidậythìbd ltd tbn sách viết về dạy con lứa tuổi mầm non, nhi đồng khá nhiều, nhưng sách về lứa tuổi dậy thì lại hơi khó kiếm. Vì vậy, cuốn "Cuộc chiến tuổi dậy thì" ngay khi ra mắt đã gây ra một cơn sốt nho nhỏ với những phụ huynh có con ở lứa tuổi ẩm ương.

Tác giả của cuốn sách giản dị, hấp dẫn này là PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội). Trong sách không phải là những chia sẻ, phân tích học thuật của một nhà khoa học, mà là những câu chuyện có thật rút ra từ 6 năm "sống chung" với "cơn lũ" tuổi dậy thì của cậu con trai.

{keywords}

TS Nguyễn Thị Phương Hoa: "Tôi đã phải rên lên rằng “Ước mơ lớn nhất của mẹ sau này là con đẻ ra được một thằng như con, để con được thưởng thức nó”…”.

Cái tuổi mà như chị viết là "lúc tươi lúc héo, như một bức tranh lập thể đủ hình khối, lắm sắc màu, thật khó đọc, lắm khi hoang mang, tuyệt vọng, khi lại ngỡ ngàng, xúc động...". Nó khiến cho người mẹ luôn trong tư thế “3 sẵn sàng”: sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng ứng phó và sẵn sàng "câm điếc"...

Không chỉ “chiến” với con, tôi còn phải “chiến” cả với chồng

Chị Phương Hoa chia sẻ rằng “Cuộc chiến tuổi dậy thì bao gồm ba cuộc khủng hoảng: giữa đứa trẻ chiến với cha mẹ, cha mẹ “chiến” lại với nó và đứa trẻ phải chiến với chính những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra trong bản thân nó".

- Tuổi dậy thì là giai đoạn khủng hoảng nhất trong quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên điều này được diễn ra khác nhau ở tùy từng đứa trẻ. Trong đó, những mâu thuẫn giữa trẻ và chính bản thân nó trong đời sống tinh thần, tâm lý, cảm xúc, sinh lý được coi là “nội chiến”.

Ở giai đoạn trẻ con chưa qua người lớn chưa tới, đứa trẻ trở nên rất đáng thương khi bị rơi vào rất nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng giá trị, khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng trong các mối quan hệ bạn bè, thậm chí xảy ra không ít xung đột trong quan hệ bạn bè, khủng hoảng thần tượng ...

Không phải đứa trẻ nào cũng tìm được cách giải quyết những khủng hoảng này.

Trẻ thấy dằn vặt, khổ sở đầy mâu thuẫn. Trong khi đó, trẻ vẫn hàng ngày phải đối diện với các áp lực từ thầy cô, từ nhà trường, từ bố mẹ.

Cuộc “nội chiến” vì thế mà thêm căng thẳng. Và đây cũng là xuất phát để “châm ngòi” cho những cuộc chiến của trẻ với bố mẹ.

Vậy thì bố mẹ nên làm gì?

- Nó “chiến” với mình không nhẽ mình không “chiến” lại? Gọi là “chiến” lại thôi, chứ thực ra là bố mẹ giúp con chiến thắng bản thân. Điểm yếu của tuổi dậy thì là tính hưng phấn rất lớn - dễ nổi nóng, khả năng kiềm chế kém, khó kiểm soát hành vi. Bố mẹ cần có sự giúp đỡ để con bình tĩnh lại.

Có tận ba “cuộc chiến” với đứa trẻ tuổi dậy thì. Vậy thì cuộc chiến nào là “khốc liệt” nhất, mà nếu lỡ thua thì hậu quả sẽ ra sao?

- Theo tôi, đó là “cuộc chiến” giữa bố mẹ với con, để giúp cho con vượt qua và hóa giải những mâu thuẫn, khủng hoảng trong nội tại của con và cả những mâu thuẫn con đặt ra cho bố mẹ nữa.

Con hỗn láo, nóng nảy, chả lẽ bố mẹ cứ để thế? Vậy mới cần đến bố mẹ, và thường hỏng là do bố mẹ không biết cách.

Đã có lúc nào chị cảm thấy bế tắc muốn buông tay không? Và tại sao chị lại không làm thế?

- À, đã có lúc tôi muốn buông tay vì không thể chịu đựng được nữa.

Tôi lại còn mệt mỏi vì ông chồng tôi chiều con lắm.

Và chính vì thế, với tôi, còn có thêm một “cuộc chiến” nữa.

Lại còn “cuộc chiến” nào nữa chị?

- Là giữa tôi với ông chồng.

“Cuộc chiến” này có vẻ… hay đây!

- Không ai như chồng tôi, ông ấy yêu con một cách “điên rồ”, theo cách của phụ nữ yêu con. Thằng bé 91 kg, mông chắc cũng bằng một nửa cái bàn này rồi mà ông ấy còn cứ suốt ngày hôn với hít, rồi xoa mông xoa lưng nó. Bảo cho con ị trên tay khéo ông ấy cũng đồng ý luôn…

Ra khỏi nhà, cứ đến cơ quan là bố gọi điện về “Con trai của ba đang làm gì thế? Ba nhớ con trai quá”. Ông chồng tôi chỉ tới bệnh viện rồi về nhà… ngắm con. Đừng ai động vào con ông ý.

Mà chồng tôi luôn hy sinh vô điều kiện nên con sinh ích kỷ. Chồng chiều con quá nên tôi không chịu đựng nổi. Mình nói một đằng nó làm một nẻo, cứ nhâng nhâng có sợ mẹ đâu bởi vì nó có hậu phương vững chắc là ba rồi.

Con không chịu làm việc nhà. Tôi bảo con “Muốn ăn thì phải làm”, và kiên quyết không nấu nữa. Tôi vừa để bếp nguội là ông chồng bê đồ ăn về chật kín tủ lạnh, toàn đồ ngon nhất siêu thị. Vậy thì con còn sợ gì nữa, đúng không? Mở tủ lạnh ra mà bực không thể tả.

Ông chồng tôi cứ hồn nhiên cho rằng “Tôi sống tử tế như thế này chả có lý do gì con tôi lại hư”. Ông ấy suốt ngày lăn lộn ở bệnh viện, bệnh nhân gọi là đi bất kể giờ giấc. Tôi rất ủng hộ, nhưng cũng phải bảo chồng “Ba tử tế, nhiệt tình với bệnh nhân thì rất tốt thôi nhưng ba phải nhớ là không có bệnh nhân nào đưa con ba đi cai nghiện đâu, cũng chẳng có bệnh nhân nào đưa cơm tù cho con ba đâu, nên ba cũng nên cân đối thời gian”.

Chỉ sau vụ con nghiện điện tử mà bị nó dắt dây, che mắt, ông ấy mới nghe vợ, mới công nhận “Mẹ tinh thế, cái gì cũng biết”.

Nói chuyện với các học viên, nhiều bạn cũng ồ lên “Nhà em cũng thế”. Nhiều bạn phải “chiến” với chồng ngay từ khi con còn bé tí teo.

{keywords}

Vì mình sinh ra nó

Quay trở lại câu hỏi: Tại sao chị không buông tay?

- Nhiều khi điên lên, tôi đã định bỏ đi, thậm chí đã tìm thuê nhà để ở. Bụng bảo dạ: “Chồng chẳng thể rời con nửa milimet thì mình đi”…

Nhưng sau mới nghĩ: Khi sinh con ra mình không hỏi con nó có muốn ra đời hay không, mình cũng không hỏi con là con có muốn là con của ba mẹ hay không. Mình sinh con ra vì mình chứ không hề vì nó. Rồi đến khi sinh một đứa con khác cũng chẳng hỏi con có muốn làm anh, làm em “đứa” kia hay không mà tình cờ thành ra ruột thịt. Vì vậy đã sinh con ra là mình phải có trách nhiệm với con.

Những câu chuyện thể hiện chị là một người bản lĩnh, mạnh mẽ nhưng khi dạy con lại vô cùng mềm mỏng, bền bỉ. Đó có phải là điều kiện cần của mỗi người làm cha, làm mẹ trong quá trình nuôi nấng con cái không?

- Đúng, dạy con cần nhất là mềm mỏng, bền bỉ. Con mình nóng tính mình càng phải mềm. Tôi cũng là người nóng tính nhưng vì con nên tôi đã thay đổi rất nhiều, tôi mềm tính đi và nói với con rất ngọt ngào.

Con bề ngoài hay tỏ vẻ coi thường, bất chấp lời cha mẹ, nhưng đến khi lớn thêm lên con sẽ hồi tâm lại. Có thể lúc nào đó nó không muốn nhìn thấy, chưa muốn nhìn thấy, không muốn chấp nhận nhưng một khi lời nói, cử chỉ yêu thương luôn được lặp đi lặp lại tôi nghĩ thế nào rồi con cũng sẽ nhận ra tình yêu bố mẹ dành cho mình.

Khi con cái “điên” lên cách tốt nhất là yên lặng. Nói một câu nhẹ nhàng nó không nghe cách tốt nhất là bỏ đi chỗ khác. Cứ để nó như quả bóng tự xì hơi, không thể nào căng mãi được đâu.

Ngoài 3 chữ “sẵn sàng”, tôi còn có 4 chữ “rất”: Rất kiên trì, rất bền bỉ, rất nhẫn nại và rất nguyên tắc.

Nguyên tắc chị đặt ra là gì?

- Là không chỉ nói suông. Ví dụ, con không đui què mẻ sứt thì ăn được phải làm được, không có lý do gì ba mẹ phải phục vụ.

Có câu chuyện này: Hè lớp 11, tôi thuyết phục được con trai và cháu qua Đức tham quan tìm hiểu dần để chuẩn bị tâm thế cho du học khi kết thúc lớp 12. Mục đích và kế hoạch của chuyến đi đã thất bại hoàn toàn vì sự thờ ơ và vô cảm của hai đứa. Hai đứa như hai đống thịt tay phăm phăm cái smartphone để lướt nét hoặc ngồi nghiền phim… Đã phí tiền, mất thời gian lại còn rước thêm cái bực mình vì thằng con trai còn thách thức trưng trên facebook  “Chào thân ái và dí… vào đi du học. Đứa nào đi thì đi, bố không thèm đi”.

Tôi tức điên lên nhưng nín nhịn, về nhà được mấy tuần mới nhẩn nha bảo con trai “Này con, như mẹ biết thì không ai có nghĩa vụ phải đi du học cả. Đây là ba mẹ đã tạo điều kiện cho chị Ti và chị Ti đã đi và thành công. Ba mẹ muốn tạo điều kiện, cơ hội cho con nhưng con hoàn toàn có quyền từ chối. Con không có nghĩa vụ phải đi du học, cũng không ai có nghĩa vụ phải học đại học. Rất nhiều người không học đại học vẫn sống rất đàng hoàng và tử tế. Con hoàn toàn có quyền từ chối thi đại học, con hoàn toàn có quyền từ chối kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Con hoàn toàn có quyền đăng ký đi nghĩa vụ quân sự, mà thực ra không cần phải đăng ký người ta cũng gọi vì con có sức khỏe tốt, lại không cận thị… Lúc nào con học cũng được, không vấn đề gì”…

Càng ép nó lại càng tưởng mình cần, mình sợ. Nên cứ giữ tâm thế thoải mái. Tự dưng nó đang lên gân lên cốt, thấy mình thế là nó xẹp. Chứ nếu mình “Mày phải thế này, tao nuôi mày mà mày bỏ học à…”, là nó nắm được huyệt “Sợ rồi nhé, chết ngay nhé”.

Đấy là nguyên tắc của tôi: “Mẹ không chạy theo con nhé, mà chỉ tạo điều kiện hỗ trợ. Mẹ chìa tay ra, nhưng con hoàn toàn có quyền từ chối”. Tôi nói là làm thật đấy.

Chị có cho rằng mình cần thêm những điều gì để nuôi dạy con trở thành người như chị mong muốn không?

- Đừng nói là con mình thành người như mình muốn. Tôi nghĩ câu hỏi đúng phải là “Chị đã giúp con mình thành người như nó muốn chưa?”.

Nếu hỏi tôi muốn con thành người như thế nào, thì tôi chỉ ước muốn giản dị con sẽ thành một công dân tốt, sống đàng hoàng, tử tế, có một công ăn việc làm ổn định, hài lòng với cuộc sống, hài lòng với công việc.

Chị nhận xét thế nào về khả năng “chiến đấu” của các phụ huynh Việt Nam hiện nay? Lời khuyên của “bậc tiền bối” là gì?

- Với tôi, dạy con là cuộc chiến thực sự. Tôi không nhận xét gì về “các phụ huynh Việt Nam” đâu, vì tôi quen không nhiều đủ để khái quát.

Nếu chỉ nhìn ra bạn bè người quen xung quanh, tôi thấy cha mẹ bây giờ cũng thông thái hơn nhiều. Họ được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, rất cầu thị, tìm các con đường, cách thức, tìm hiểu lý thuyết quan điểm dạy con… Như TS Đặng Hoàng Giang nhận xét hóm hỉnh rằng “Ngó Mỹ, dòm Nhật, hóng Do Thái, lựa chọn nào cho ta?”.

Tôi nghĩ phụ huynh ngày nay đa phần có thái độ nghiêm túc trong dạy con. Người ta biết sợ rồi, bởi bối cảnh xã hội bây giờ cái hay rất nhiều nhưng cái dở còn nhiều hơn, nên dạy con khó hơn trước.

Nhưng thành công hay không tùy từng trường hợp. Trong môi trường trí thức, người có con hư cũng không ít. Có nhiều lý do thất bại trong việc dạy con, như không có thời gian, hoặc đầu tư thời gian không đúng cách, hay quan tâm bằng miếng ăn cái mặc chứ không phải đời sống tinh thần.

Ông chồng tôi nói cũng có phần đúng, là con sống trong bầu không khí gia đình có bố mẹ sống rất sạch sẽ và tử tế thì chưa chắc con đã ngoan nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng nhiều đấy.

Trẻ con rất tinh, cha mẹ sống như thế nào con nhìn thấy hết. Vì thế, cha mẹ phải sống rất gương mẫu.

Thời gian là thước đo, nhưng cũng chỉ là thước đo vật chất, chưa phải thước đo cảm xúc. Ở bên con nhiều chưa chắc đã hiểu con. Có những bậc cha mẹ rất biết cách gần gũi con, ngay cả khi họ ở xa con. Hiểu nhau, chia sẻ với nhau, đấy mới là điều quan trọng nhất.

Xin cảm ơn chị.

Chi Mai thực hiện

XEM THÊM: 

>> Cách dạy con của một kiến trúc sư tài hoa

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Đông Nhi, Hiền Thục hòa giọng kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh
  • Ông Trump: "Từ đẹp nhất trong từ điển đối với tôi là thuế quan"
  • Giá vàng miếng và vàng nhẫn gần bằng nhau
  • Chính phủ giải trình về suất đầu tư 43,7 triệu USD/km đường sắt tốc độ cao
  • Hoa hậu H’Hen Niê làm Đại sứ cuộc đua xe đạp Cup truyền hình
  • Bị từ chối chia hóa đơn, người đàn ông nhờ cảnh sát tìm bạn gái để đòi lại tiền
  • Tiết lộ hiếm thấy của tỷ phú Jeff Bezos về công việc và cuộc sống
  • Ông Trump sẽ mở chiến dịch trục xuất người nhập cư lớn chưa từng có
推荐内容
  • Tiểu Vy sẽ nhảy, hát và trao vương miện cho tân Hoa hậu Việt Nam 2020
  • 7 cách khử mùi hôi tủ lạnh cực hiệu quả, có người dùng 20 năm cũng không biết
  • Thí điểm cho Khánh Hòa tự duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị
  • Xe chở du khách Việt bị đánh bom ở Ai Cập, 4 người chết
  • Dở khóc dở cười khi chơi thân với ái nữ nhà tỷ phú giàu nhất châu Á
  • Toàn cảnh "cơn địa chấn" Syria khiến chính quyền Assad sụp đổ chóng vánh