Tôi thường quan tâm đến giáo dục và trò chuyện với cả giáo viên và phụ huynh... Và tôi thường được nghe: Tôi đã nghe phụ huynh lớp 1,ónhữngcáichungngángtrởsựpháttriểncủatrẻnhưngchẳngailêntiếngchođànghoàkết quả bóng đá panama cả trên Facebook lẫn ngoài đời phàn nàn về việc học lớp 1 của các con rất vất vả và áp lực. Đêm nào bố mẹ cũng phải đánh vật cùng con cái đến khuya chỉ vì mấy chữ cái, ghép vần. Bố mẹ nói, mục tiêu đưa ra với lộ trình các con nặng quá, không như thế không theo được. Tôi hỏi, vậy tại sao phụ huynh không trao đổi với nhau và làm việc với cô chủ nhiệm và nhà trường, nếu thấy chương trình quá nặng, thì điều chỉnh để phù hợp với các con hơn thay vì chạy theo nó, tạo áp lực không tốt lên trẻ mới bắt đầu đi học? Phụ huynh, có lẽ họ còn chưa nghĩ đến điều đó. Bởi vì từ xưa đến nay chuyện ấy rất rất hiếm, nếu như không muốn nói là chưa từng xảy ra, nên họ đều trả lời: Tình trạng chung nó là như thế rồi, không làm gì được đâu. Họ thực ra chưa làm gì. Khi con tôi học lớp 1, dù thấy chương trình không quá nặng, nhưng tối nào tôi cũng nhận được tin nhắn yêu cầu phụ huynh quan tâm đến việc học của con như chỉnh sửa bài, luyện viết, luyện đọc... Tôi có cảm giác tôi trở thành giáo viên ở nhà của con vậy. Việc đồng hành trong giáo dục chẳng lẽ lại khô cứng, xơ xác như thế hay sao? Cũng vì thường xuyên phải kiểm tra bài vở của con như cô giáo yêu cầu, tôi mới phát hiện ra cô thường xuyên cho học sinh học thuộc bài văn mẫu. Tôi gặp cô nói chuyện về việc thay đổi phương pháp học tập. Một trong những câu cô giáo trả lời tôi có ý: "Nếu làm được như thế thì mất nhiều thời gian lắm, không theo kịp chương trình đã đề ra." Tôi gợi ý sao không điều chỉnh tiến độ, hoặc để chính giáo viên tự đưa ra tiến độ cho học sinh của mình thì phù hợp hơn. Cô trả lời: "Đó là quy định chung từ trên đưa xuống rồi, không thay đổi được." Câu trả lời này tôi từng nghe hàng chục lần, từ những giáo viên tôi gặp, khi họ chia sẻ về những bất cập trong chương trình dạy học. Thực ra họ chưa từng tìm cách thay đổi hay xoay chuyển nó. Phụ huynh lựa chọn hệ thống giáo dục chính quy cho con, dù tư hay công lập, đã tự đưa mình vào một guồng máy có nhiều tiếng kêu ken két, lọc cọc vì các bộ phận không ăn khớp với nhau. Nhưng phụ huynh vẫn chọn vừa đi vừa nghe tiếng kêu ấy thay vì tham gia sửa chữa nó. Còn giáo viên thì phụ thuộc vào hệ thống máy móc ấy. Cái chung do ai sinh ra? Vì mục đích gì? Ai là người thực hiện để đạt được mục đích ấy? Nếu không đạt được mục đích ấy thì có phải thay đổi không? Bởi chúng ta chưa từng hiểu bản chất của mối quan hệ giữa phụ huynh- nhà trường- con trẻ- lãnh đạo giáo dục để xác lập mối quan hệ ấy một cách đúng đắn nên phụ huynh thì cảm thấy mình phụ thuộc, chạy theo Bộ Giáo dục về chương trình lẫn phương pháp. Những người trong hệ thống giáo dục thì phụ thuộc lẫn nhau về mặt quyền lực. Vì thế, có những cái chung to đùng ngáng trở con cái chúng ta phát triển, nhưng chẳng ai dám lên tiếng cho đàng hoàng. Có những cái chung không phù hợp nằm chình ình trong hệ thống giáo dục làm giáo viên thấy nặng nề, bức bối nhưng nó chẳng hề dịch chuyển. Ẩn sau lời nói "Cái đó là cái chung rồi" là sự phụ thuộc ấy. Khi ta để mình bị phụ thuộc và chấp nhận sự phụ thuộc ấy, ẩn sau nó chính là nỗi sợ hãi. Vì sao chúng ta sợ hãi? Vì ta quên mất hoặc chưa thực sự xác định được mục đích đúng đắn nhất của việc chúng ta cho con đến trường học để làm gì. Nếu xác định được rồi, chúng ta sẽ linh hoạt mà tìm cách để đạt được mục đích ấy. Đến trường chỉ là một trong những lựa chọn. Và khi đến trường, nếu ta không quên mất mục đích ấy, ta cũng sẽ tìm được cách để xoay chuyển mọi thứ về đúng mục đích. Ẩn sau lời nói "Cái đó là cái chung rồi" là sự quan liêu của tất cả, từ cha mẹ đến giáo viên và lãnh đạo. Mọi quy trình hay mục tiêu đặt ra cũng chỉ là để phục vụ cho việc giáo dục được diễn ra một cách đúng đắn, chứ việc giáo dục không phải để đảm bảo cho cái quy trình hay mục tiêu ngắn hạn ấy được diễn ra. Vì thế, quy trình, cách làm, chương trình hay mục tiêu phải là thứ luôn luôn linh hoạt và có thể điều chỉnh, thay đổi thường xuyên để việc giáo dục được chân chính nhất. Vậy nên, làm giáo dục hay cho con đi học mà không biết mục đích thực sự của việc ấy là gì, không biết bản chất của giáo dục là gì, nó hướng đến đâu, thì cả hành trình gần 20 năm con chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là để cho cái mạng lưới chương trình, quy trình, ... hất lên hất xuống hay sao? Có lãng phí thời gian của con trẻ và bố mẹ hay không? Hãy nhìn xa như thế, hãy thấy tiếc cả cuộc đời con trẻ và quan sát hậu quả của sự lãng phí ấy để không tự chôn sự học của lũ trẻ trong vòng luẩn quẩn. Độc giảNguyễn Hường