- Ở Phần Lan,ônthủcôngtrongtrườnghọcPhầkeo tham khao ít nhất những điều cơ bản về đan và khoan điện đều quen thuộc với mọi người. Điều này là nhờ một thế kỷ rưỡi của giáo dục thủ công trong trường học. Từ lớp học theo giới tính, sở thích đến lớp học chung, bắt buộc Kể từ nửa cuối thế kỷ 19, bên cạnh dạy học sinh tính và viết, các trường học Phần Lan cũng dạy học may và dùng các dụng cụ thông dụng nhất. Lúc đầu, các lớp học dựa trên giới tính của học sinh, trai học mộc, gái thêu đan. Từ cuộc cải cách giáo dục vào cuối những năm 1970, môn học chia theo môn chung cho cả trai lẫn gái dựa theo sở thích. Từ giữa những năm 1990, mộc và thêu đan được nhập làm một gọi là Thủ công và là môn học bắt buộc cho tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 6. Đây cũng là môn tự chọn của học sinh lớp 7 đến lớp 9. Mặc dù giáo dục thủ công có lịch sử lâu dài như vậy, nhưng nó không phải là một tàn tích lịch sử; trái lại, là một truyền thống luôn thay đổi và phát triển với thời đại theo nhiều cách.
Mục đích và nội dung của giáo dục thủ công đã chuyển từ cách tiếp cận tập trung vào các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày, đến thực tiễn và kinh tế sang cách tiếp cận chú trọng các giá trị mang tính giáo dục. Ví dụ, tính cẩn thận, thông qua sự nỗ lực thực hành kỹ thuật tỉ mỉ, đặc trưng cho những ngày đầu học thủ công đã đem đến cho trường học hiện đại những ý tưởng táo bạo và thử nghiệm thú vị cho học sinh, với mục đích tìm kiếm niềm vui và kỹ năng giải quyết vấn đề. Phát triển các kỹ năng thiết kế và diễn đạt là một mục tiêu chính được thúc đẩy cả ở bình diện cá nhân cũng như thông qua các dự án tập thể. Ý nghĩa văn hóa và xã hội của môn thủ công được nghiên cứu tốt như quá trình thủ công. Các kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại và bối cảnh văn hóa cũng đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng trong giáo dục thủ công. Tầm quan trọng của giáo dục thủ công được thể hiện rõ nhất ở chỗ: Giúp mọi người phát triển tất cả các khía cạnh của nhân cách một cách như nhau. Bởi vì, thủ công là một quá trình gồm nhiều mặt: từ việc tạo ra các ý tưởng sản phẩm, thiết kế hình ảnh và kỹ thuật, đến sản xuất và đánh giá. Một mục tiêu chính trong giáo dục thủ công là làm cho các em học sinh nhận thức về sinh thái học.Học tập thủ công cần thực hành nhiều, kèm theo một quá trình rất chậm, học sinh có thời gian để làm quen với các vật liệu mà mình làm việc cùng. Với kiến thức về vật liệu thu được thông qua kinh nghiệm cá nhân, các em học cách hiểu và coi trọng vật liệu, từ đó thúc đẩy sự phát triển đạo đức sinh thái. Những mục tiêu rộng hơn này rõ ràng là không thể đạt được trong giáo dục cơ bản với một số giờ có hạn. Đưa kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục thủ công Theo giáo sư Pirita Seitamaa-Hakkarainen, chuyên gia nghiên cứu thủ công tại Trường ĐH Helsinki, chương trình khung trước đây đặt ra yêu cầu cụ thể cho học sinh các nhóm tuổi cần học và làm theo thời gian nhất định trong năm. Chẳng hạn, với lớp dệt may và lớp thiết kế, mùa thu chủ yếu tất, mũ; mùa xuân bằng những chiếc váy quấn. Ở các lớp thấp hơn, học sinh phải học móc, trong khi ở các lớp trên, học cách cắt may quần, áo. Matinlauri, giáo viên dạy thủ công ở trường Norssi (Helsinki) cho rằng: “Chương trình giảng dạy mới hiểu rõ hơn rằng có sự khác biệt giữa những người làm thủ công. Nó nhấn mạnh tới cách làm đồ thủ công riêng của mỗi học sinh". Giáo dục thủ công đã được thiết kế lại nhiều lần nhằm mang lại lợi ích cho học sinh trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp tương lai. Đây là lý do tại sao các lớp học bao gồm các dự án phát triển phần mềm và lập kế hoạch dựa trên thiết kế dịch vụ. Nhiều giáo viên dạy nghề đã nghiên cứu giáo dục công nghệ như một đề tài nhỏ, và nhiều người cũng có khả năng liên kết kiến thức này với việc dạy học của họ. Ngày nay, có một phòng thí nghiệm 3D được trang bị máy in và máy tính ở tầng hầm của trường Norssi. Minna Matinlauri và Pirita Seitamaa-Hakkarainen đều nghĩ rằng giáo dục thủ công ở Phần Lan hiện nay hướng đến phát triển sự sáng tạo cá nhân của học sinh và ý thức về năng lực của họ. Việc quan tâm đến phong cách cá nhân và cách làm riêng phát triển nhờ vào phong trào "tự làm" (DIY - do it yourself), chú trọng vào việc thủ công truyền thống. Ví dụ, học sinh sử dụng rất nhiều vật liệu tái chế. Họ cũng theo dõi thế giới thủ công thông qua Instagram và blog thủ công. "Giáo dục thủ công dạy cho học sinh kỹ năng cụ thể, nhưng điều tôi thấy quan trọng nhất là học trò trải nghiệm niềm vui khi làm, cũng như nắm bắt được năng lực thông qua kế hoạch và các bài tập," Matinlauri nói. Nhà nghiên cứu não Minna Huotilainen tiếp cận chủ đề từ một quan điểm khác. Cô đã nghiên cứu mối liên hệ giữa công việc thể lực với việc học và cho rằng thủ công và các kỹ năng liên quan cũng rất quan trọng về mặt học tập. Theo Huotilainen, thử thách của công việc thủ công đặt ra một nhiệm vụ cho bộ não, còn việc sử dụng tay cũng có lợi cho việc học khác. Chẳng hạn: một mặt, công việc thủ công có thể giúp thư giãn và tập trung, trong khi nó cũng có thể minh họa những điều đã học được. Huotilainen nói rằng toán học, ví dụ, được dễ hiểu hơn nếu phép tính được minh họa với, chẳng hạn, quả bóng chuyển giữa hai giỏ. "Hành động với một thành phần vật lý, thậm chí là một thành phần nhỏ, truyền đạt cho tâm trí mấu chốt của vấn đề", Huotilainen nói. Đào tạo giáo viên và nghiên cứu giáo dục thủ công ở Phần Lan Việc truyền lại và phát triển truyền thống giáo dục thủ công cho các thế hệ tương lai chủ yếu vẫn do các giáo viên dạy nghề, các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đảm nhiệm. Các giáo viên dạy thủ công ở các trường học Phần Lan đều là những người được đào tạo với bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về lĩnh vực này. Nghiên cứu khoa học về thủ công và giáo dục thủ công đã được thực hiện ở Phần Lan từ đầu những năm 1980. Cho đến nay, đã có hàng chục luận án tiến sĩ về đề tài này đã được hoàn thành. Hiện nay, việc đào tạo chuyên môn nghề thủ công ở Phần Lan tập trung ở các trường: ĐH Helsinki, ĐH Turku, Đại học Đông Phần Lan và Học viện Abo. Các ngành thủ công được đào tạo ở đây gồm: khoa học thủ công, giáo dục thủ công, phương pháp sư phạm của nghề thủ công. Tuy nhiên, cùng với các giáo viên ở trường học, thủ công ở Phần Lan còn được khuyến khích và thúc đẩy với sự góp sức của một tổ chức quan trọng là Hội mạng lưới Thủ công (Käsityö verkossa ry). Trọng tâm hoạt động của hội là trang web https://punomo.fi/ và mạng lưới liên kết với nó. Trang web https://punomo.fi/ là một trang mạng phong phú, gồm các hướng dẫn thủ công và ý tưởng được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này, thông qua đó truyền thống và ý tưởng mới được truyền đến môn học thủ công ở các trường. Trang web này đã hoạt động từ năm 1996. Mạng lưới Punomo.fi còn có các blog về thủ công của giáo viên, trường học và nhóm giảng dạy, mà qua đó truyền thống được truyền lại. Dạy và học thủ công ở một số nước: Chế biến gỗ ở Nhật Bản, thiết kế tại Úc Giáo dục thủ công trong trường học không nên chờ được cho phép. Ví dụ ở Mỹ, kỹ năng thủ công có sự hiện diện nổi bật nhất trong các câu lạc bộ buổi chiều và các hoạt động sau giờ học. Ở Úc, việc hướng dẫn tập trung vào thiết kế và công nghệ. Còn ở Nhật Bản, nơi văn hóa thủ công mạnh, các trường học chủ yếu dạy nghề chế biến gỗ. Đồ dệt thủ công là một phần của kinh tế gia đình. “Theo nhận xét từ bên ngoài, giáo dục thủ công của trường học Phần Lan được đánh giá cao,” Pirita Seitamaa-Hakkarainen nói và dẫn một ví dụ: “Trong chuyến thăm của mình, Paulo Blikstein, phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Stanford, đã bị quyến rũ bởi cơ sở và dụng cụ học tập trong các trường học Phần Lan. ” Blikstein là người tiên phong của FabLabs, hoặc các cơ sở hội thảo được trang bị các thiết bị kỹ thuật số. Ông đã lấy cảm hứng từ các lớp học thủ công của Phần Lan để sắm máy may cho các cơ sở của Stanford. Thủ công là một môn học rất phù hợp để lồng ghép với một số môn học khác. “Thủ công phù hợp tốt với lịch sử, giáo dục tiêu dùng, các dự án tái chế… Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã làm việc cùng với những nghiên cứu khác, trong đó có vật lý và môi trường”, Seitamaa-Hakkarainen nói. Lê Lam (Tổng hợp) Thăm trường học không so sánh điểm, học sinh ra vào lớp thoải máiCách tổ chức các hoạt động giáo dục ở đây đều thấm nhuần tinh thần cởi mở, hướng tới mục tiêu tạo nên những con người hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong một xã hội tự do và dân chủ. |