Ra hiệu mua 2 chiếc kem ốc quế,ữngquầyhàngrongmiễnphíởViêngChăkèo bong hom nay chúng tôi ngơ ngác khi trả tiền thì người đàn ông xua tay không lấy. Anh bạn người Lào nói: ‘Ông ấy tặng kem miễn phí đấy’.
Hỏi ra mới biết vào những dịp lễ lớn ở các ngôi chùa của Lào, nhiều người dân buôn bán nhỏ lẻ thường đến để tặng đồ ăn miễn phí cho các Phật tử đi lễ chùa và khách tham quan, không phân biệt người Lào hay người nước ngoài.
Quầy kem của anh Sisouk ở chùa tháp Thart Luang hôm 26/10 |
Ngày thường, anh Thanongsak Sisouk, 34 tuổi vẫn đẩy xe kem đi bán rong trên các con phố của thủ đô Viêng-chăn. Nhưng hôm nay nhân dịp có sự kiện giao lưu Phật giáo 5 quốc gia (Dharma Yatra) đi qua ngôi chùa tháp Thart Luang - biểu tượng quốc gia của Lào, anh Sisouk đã đẩy quầy kem của mình đến đây để phát miễn phí cho tất cả mọi người.
‘Tôi dự tính tặng hết khoảng 350 chiếc kem hộp và kem ốc quế này thì về’ – anh chỉ vào từng túi hộp kem và nói bằng tiếng bản địa.
Bình thường, anh bán mỗi chiếc kem từ 5-10.000 Kip (13-26.000 đồng). Giữa cái nắng chói chang của Viêng-chăn, xe kem của anh Sisouk rất đắt hàng mặc dù nhiều du khách nước ngoài không hề biết anh tặng miễn phí trước khi mua. Nếu anh vẫn lấy tiền xe kem ngày hôm đó, anh sẽ thu về ít nhất 6 triệu đồng.
Nhưng người đàn ông đã có 2 con cho biết: ‘Tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi được phục vụ du khách’.
Anh Sisouk cũng chia sẻ, anh thường xuyên tặng kem tại các buổi lễ lớn ở các chùa gần nhà - trung bình khoảng 3 lần/ tháng như một cách chia sẻ với người khác và biết ơn những gì mình đã nhận được trong cuộc sống.
Sự kiện Phật giáo 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông được tổ chức tại Viêng Chăn, Lào với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao trong chính quyền. |
Quầy kem của anh Sisouk chỉ là một trong số những quầy hàng phát đồ ăn miễn phí ở chùa tháp Thart Luang - ngày hôm đó. Anh bạn người Lào đi cùng chúng tôi cho biết, đây là truyền thống của những người theo đạo Phật ở Lào và không ai ngạc nhiên về điều đó.
Ở một khu vực riêng, ban tổ chức cũng bố trí một dãy các gian hàng ẩm thực phục vụ toàn bộ du khách. Một số món ăn na ná ẩm thực Việt Nam như bánh cuốn, hủ tiếu, bún bò…
Không phân việt quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội, tất cả đều phải xếp hàng để lấy đồ ăn. Mọi người cùng nhau ngồi xung quanh những chiếc bàn tròn để thưởng thức, mà theo chúng tôi biết có cả những quan chức chính phủ và các thành viên của hoàng gia Lào cũng tham gia.
Buổi lễ của đoàn hành hương 53 nhà sư tới từ 5 quốc gia hôm đó cũng thu hút một lượng lớn Phật tử đổ về ngôi chùa tháp Thart Luang. Mỗi người ai nấy đều xách theo một giỏ đồ ăn, chủ yếu là bánh kẹo, đồ khô để cúng dường cho các sư.
Chuyến đi khất thực quanh chùa của các nhà sư tới từ 5 quốc gia |
Đồ ăn được các em học sinh hỗ trợ gom lại để chuyển cho các học sinh vùng sâu vùng xa. |
Kết thúc buổi lễ, lượng đồ ăn chất đầy hàng trăm chiếc túi nilon. Số đồ ăn này được biết là sẽ chuyển đến cho các trại trẻ mồ côi và học sinh vùng sâu vùng xa.
Sau buổi lễ, toàn bộ khuôn viên chính của ngôi chùa vương vãi rất nhiều rác. Toàn bộ học sinh cấp 3 của một ngôi trường ở Viêng Chăn đã được huy động để dọn số rác này ngay lập tức.
Số tiền mà người dân cúng dường được các nhà sư công đức cho chính chùa tháp Thart Luang hay các ngôi chùa lân cận sẽ ghé thăm dọc hành trình.
Điểm đến tiếp theo sau khi rời Viêng Chăn, đoàn hành hương Dharma Yatra sẽ quay lại Thái Lan 2 ngày trước khi dành 3 ngày ở Campuchia cho lễ bế mạc sự kiện Phật giáo 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông vào ngày 30/10.
Dharma Yatra là chuyến hành hương của 53 hoà thượng tới từ 5 quốc gia: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam kéo dài từ ngày 14/10 đến ngày 31/10 tại chính 5 quốc gia này. Đây là lần thứ 2 chương trình được tổ chức tiếp nối thành công của sự kiện lần đầu tiên vào năm 2017. Các hoạt động tôn giáo xuyên suốt sự kiện nhằm mục đích kết nối, tăng cường giao lưu văn hoá Phật giáo giữa 5 quốc gia Đông Nam Á.
|
'Nếu ai đó nói rằng kiếm được nhiều tiền mới là hạnh phúc nghĩa là họ không hiểu được bản chất sự sinh ra của con người' - tỷ phú người Thái Lan nói.