Suzuki GSX-R600 vốn là một trong những thế hệ đi đầu làm nên huyền thoại cho Suzuki trước khi xuất hiện mẫu GSX-R1000 như hiện nay,ànghiếsoi kèo newcastle hôm nay tuy đã qua không ít lần biến đổi và dường như đã khai tử nhưng mẫu xe này vẫn được một số tín đồ lưu giữ.
Chính thức ra mắt thị trường vào năm 1997 để cạnh tranh với các đối thủ tại giải đua supersport bike phân khúc 600 phân khối, sự có mặt của GSX-R600 đã khiến không ít biker thời điểm đó "chao đảo" nhờ thiết kế mắt phượng tuyệt đẹp cùng khối động cơ mạnh mẽ trứ danh của Suzuki.
Suzuki GSX-R600 2010 được nhà sản xuất "lên đời" bằng việc tập trung giảm trọng lượng xe và phát triển hệ thống khung sườn giúp cho xe giảm gần 9kg so với thế hệ cũ, đồng thời trang bị thêm hệ thống giảm xóc Big Piston của Showa và má phanh Brembo. Thành công của Suzuki GSX-R600 có được là nhờ thiết kế hấp dẫn nhưng không quá "nổi loạn" cùng khối động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng 599cc, DOHC làm mát bằng dung dịch, có công suất tối đa 124 mã lực.
Điều đáng tiếc là kể từ ngày 31/12/2018, hãng xe Nhật Bản đã công bố chính thức khai tử hai dòng Sportbikes R600 tại thị trường Châu Âu và Nhật Bản. Một trong những nguyên nhân lớn chính là kể từ thời điểm ra mắt, hãng Suzuki đã không có nhiều nâng cấp khiến cho GSX-R600 thiếu đi sự cải tiến và công nghệ từ đó mất dần lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tại Việt Nam, Suzuki GSX-R600 còn được các dân chơi xe gọi với cái tên thân thương khác là GIXXER 600 và Gix phượng hoàng. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều mẫu xe phân khối lớn với kiểu dáng bắt mắt nhưng cái tên Suzuki GSX-R600 vẫn được nhiều biker trong nước săn lùng.
Một trong những điểm nhấn đầu tiên của GSX-R600 nằm ở chiều cao yên không quá cao đạt ngưỡng 810mm và có thể điều chỉnh lên/xuống để phù hợp vóc dáng của người dùng, do đó có thể sử dụng ngay cả khi di chuyển trên phố cũng như trong các cuộc đua. Ghi đông thiết kế không quá thấp giúp cho người điều khiển cảm thấy thoái mái hơn khi đi thẳng hay úp mình sau kính chắn gió.
Hơn nữa, người điều khiển cũng không cần tốn nhiều sức lực để ôm cua mà vẫn có thể chuyển hướng mà vẫn chính xác. Kính chắn gió cao cũng là một điểm đáng chú ý khi nó được thiết kế để giảm sức cản gió tối đa khi vận hành ở tốc độ cao.
Dòng đời của chiếc sportbike GSX-R600 từ năm 2008 đến năm 2010 được trang bị nhiều công nghệ nhất khi so sánh với các đối thủ cùng phân khúc thời điểm đó như Honda CBR600 hay Yamaha R6. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống trợ lực điện KYB, bộ phận này giúp cho người lái uyển chuyển hơn trong từng khúc cua cũng như khi tăng tốc đột ngột.
Động cơ 4 xi-lanh 125 mã lực cho phép kim đồng hồ tốc độ của GSX-R600 gần đạt tới vạch đỏ (265km/h). Hệ thống truyền lực tiếp tục sử dụng bộ côn cơ khí có con trượt cung cấp một cách tối đa mô-men xoắn cho bánh sau.
Khả năng cân bằng của khung xe làm bằng hợp kim nhôm khá ấn tượng. Với sự bổ sung của cụm giảm xóc trước hành trình ngược Showa BPF 43mm, giảm xóc sau có khả năng điều chỉnh 4 điểm tải kết hợp với bộ lốp Bridgestone Battlax BT-016s tăng thêm cảm giác mặt đường cho các tay lái khi ôm cua. Về tính năng an toàn, cụm phanh Brembo đã có những cải tiến vượt bậc, người điều khiển có thể cảm nhận rõ ràng sức hãm chính xác mỗi lần bóp phanh.
Xe có 3 chế độ chạy tùy biến cho người dùng lần lượt là A, B và C. Theo đó, chế độ chạy A (đạt ngưỡng 100% lực máy) dành cho những người yêu thích tốc độ. Ở chế độ B (đạt ngưỡng 70% lực máy) dành cho việc khi di chuyển trong điều kiện mặt đường trơn trượt. Và ở chế độ C (đạt ngưỡng 50% lực máy) dành cho những người thích đi dạo phố.
Có thể nói Suzuki GSX-R600 phiên bản 2010 là một cuộc cách mạng lớn của nhà sản xuất Suzuki khi được nhà sản xuất "đắp" lên xe nhiều trang bị sáng giá và nó thực sự trở thành đối thủ đáng gờm để cạnh tranh ngôi vương với Yamaha YZF-R6, Honda CBR600RR, Kawasaki Ninja ZX-6R và Triumph Daytona 675R.
Theo VTC
Xe côn tay không vành độc nhất vô nhị Độ xe là công việc đòi hỏi sự sáng tạo không giới hạn. Trong khi đa số các bản độ chỉ được thay đổi phụ kiện thì một thợ tại Malaysia cho ra lò bản độ "không vành" độc đáo.