Hàng năm cứ đến Rằm tháng Chạp,ụnữởmiềnTâyđổxôlặttrụilámaikiếmtiềntriệutiêuTếkết quả các trận bóng đá hôm nay người trồng mai ở miền Tây lại lặt hết lá để cây trổ bông đúng vào dịp Tết. Đối với những nhà có vài cây mai, chỉ cần bỏ ra một buổi hoặc một ngày là có thể lặt xong lá.
Song, những người trồng mai ở làng mai Phước Định (xã Bình Hoà Phước, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) phải “chạy đua” thuê nhân công lặt phụ.
Những ngày này, nhiều phụ nữ ở miền Tây đổ xô đi lặt lá mai. |
Anh Lương Văn Hùng (ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước) cho biết, gia đình anh có khoảng 80 gốc mai. Hằng năm, cứ đến Rằm tháng Chạp, anh phải thuê khoảng 6 người đến lặt lá mai.
“Trước đó, nhiều ngày, tôi phải gọi điện “chốt” với nhân công, vì sợ họ lặt vườn khác. Kiếm không có người lặt lá, cây mai sẽ không nở đúng vào dịp Tết”, anh Hùng nói.
Anh Trương Văn Phúc Em (ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước) có vườn mai vàng trên 80 gốc cho biết, năm nay có đến 9 người lặt lá mai cho gia đình anh, tiền công từ 180.000 đồng - 200.000 đồng/người/ngày.
“Năm nay nhuận nên lá mai rụng nhiều, lặt nhanh hơn năm trước. Có thể, lặt trong 5-6 ngày là xong", anh Phúc Em nói.
Tiền công mỗi ngày lặt lá mai dao động khoảng 200.000 đồng |
Bà Lê Kim Lệ (56 tuổi, ngụ ấp Phước Định 2, xã Bình Hòa Phước) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ vào dịp gần Tết là bà đi lặt lá mai thuê.
“Mỗi ngày lặt lá mai tôi được chủ vườn trả tiền công 200.000 đồng/ngày và được bao ăn sáng, trưa. Làm xong vụ lặt lá mai, tôi cũng được từ 1-1,2 triệu đồng để mua thịt, bánh mứt ăn trong mấy ngày Tết”, bà Lệ nói.
Đa phần người làm nghề lặt lá mai là phụ nữ vì công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. |
Nghề lặt lá mai giúp nhiều người có thu nhập để đón 1 cái Tết ấm áp hơn. |
Đa phần những người lặt lá mai là phụ nữ. Họ cho biết, công việc này không nặng nhọc nhưng yêu cầu khá cao sự tỉ mỉ, khéo léo. Người lặt phải ngắt từng lá nhẹ nhàng để không gãy cành, rụng nụ. Đối với những cây mai có tán cao, chị em phải bắc thang lên để lặt lá.
“Người nào không cẩn thận làm gãy nụ, cành, chủ nhà không vui, sang năm họ không thuê nữa. Cũng chính cái nghề lặt lá mai này mà nhiều gia đình khó khăn có thu nhập trong dịp Tết", bà Lê Thị Kim Lợi (52 tuổi, ngụ ấp Phước Định 2) nói.
Sau khi lặt lá, những nụ mai tròn trịa lộ ra. |
Ông Lê Văn Tý, Trưởng Ban đại diện Làng mai vàng Phước Định (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ) cho biết, thời tiết năm nay khá thuận lợi cho mai ra hoa đúng dịp Tết.
Làng mai vàng Phước Định nổi tiếng bởi nơi đây sở hữu rất nhiều gốc mai quý hiếm có hàng trăm năm tuổi với giá tiền tỉ.
Làng mai Phước Định nổi tiếng với những gốc mai trăm tuổi. |
Làng mai vàng này được UBND tỉnh Vĩnh Long công nhận là làng nghề truyền thống vào tháng 7/2009. Ngôi làng có khoảng 150 hộ trồng mai với hàng trăm cây trên 100 năm tuổi.
Xem thêm video: Căn nhà xưa Nam bộ làm bằng 1.700 cây dừa
Các vườn quýt hồng ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang vào mùa chín rộ khiến du khách ở khắp nơi đổ đến đây tham quan, chụp ảnh.