Mới đây,ênkimcươngquýgiábịđồnđemlạibấthạnhchonhiềuđờichủhôm nay có đá bóng ko Viện Smithsonian (Mỹ) ra mắt cuốn sách Những câu chuyện hấp dẫn và đầy cảm hứng từ Bộ sưu tập của Smithsonian. Trong đó đề cập tới một viên đá quý đắt giá nhưng đầy tai tiếng: Kim cương Hy vọng.
Ngày nay, bảo vật được đặt trong hộp trưng bày trong một căn phòng của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian. Lối vào có bảo vệ được vũ trang súng. Sau khi khách tham quan cuối cùng trong ngày rời khỏi, viên kim cương sẽ được đưa đi cất giữ.
Theo tạp chí Barneby, viên đá quý lần đầu được biết tới rộng rãi vào năm 1666, thuộc sở hữu của nhà buôn Jean-Baptiste Tavernier ở Paris (Pháp). Ông tuyên bố Tavernier Blue- viên kim cương thô 112 carat đến từ mỏ Kollur ở Ấn Độ, nơi có nhiều kim cương giá trị nhất thế giới.
Không rõ bằng cách nào Tavernier có được món trang sức này. Nhưng một giả thuyết cho rằng, viên đá quý bị đánh cắp khỏi một ngôi đền của nữ thần Hindu.
Hai năm sau, Tavernier bán viên kim cương cho Vua Louis XIV. Thợ kim hoàn của triều đình cắt lại viên kim cương thành 67 carat với tên gọi mới French Blue (Xanh Pháp). Nhà vua đeo món đồ trang sức trong các nghi lễ chính thức. Sau đó, ông bị đồn mất vì bệnh đậu mùa hoặc hoại tử.
Trong khi đó, Tavernier chết vì bị chó hoang tấn công ở tuổi 80.
Năm 1749, Vua Louis XV thừa kế viên đá. Năm 1792, ông và Hoàng hậu Marie Antoinette bị cầm tù và chém đầu 1 năm sau. Viên kim cương thất lạc.
20 năm trôi qua, viên kim cương xuất hiện ở London (Anh) nhưng đã bị cắt xuống còn 45 carat, thuộc sở hữu của thương gia Thomas Eliason. Một số nguồn tin cho rằng, món đồ được bán cho Vua George IV - người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngập trong nợ nần và hôn nhân bất hạnh. Sau khi ông qua đời vào năm 1830, viên kim cương sang tay chủ ngân hàng Anh Thomas Hope và mang tên gọi mới Hope (Hy vọng).
Sau nhiều năm, Hy vọng được truyền cho Henry Francis Hope - Công tước xứ Newcastle. Năm 1894, vị công tước gặp người phụ nữ khiến cuộc đời ông trở nên bết bát - ca sĩ nhạc kịch người Mỹ May Yohé. Sau khi kết hôn, ông vung tiền cho vợ chi tiêu dẫn tới những khoản nợ chồng chất. Cuộc hôn nhân tan vỡ, May Yohé bỏ theo một người khác.
Khi thuộc về thợ kim hoàn Simon Frankel, viên kim cương có giá 250.000 USD (tương ứng 7 triệu USD ngày nay). Sau cuộc suy thoái năm 1907, Frankel gặp vấn đề tài chính và phải bán viên kim cương cho một người Thổ Nhĩ Kỳ giàu có Sem Habib, người được cho là bình phong của Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ Abdul Hamid II.
Viên đá gây ồn ào sau khi Washington Post đăng bài báo Kim cương Hy vọng mang lại rắc rối cho những người sở hữu. Một năm sau, Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ bị phế truất.
Năm 1910, Pierre Cartier mua lại viên kim cương và giới thiệu cho Evalyn Walsh McLean, nữ thừa kế giàu có ở Mỹ. Evalyn và chồng, Ned, mua chiếc vòng cổ gắn Hy vọng vào năm 1911 với giá 300.000 USD (tương đương khoảng 8,2 triệu USD ngày nay).
McLean thường xuyên đeo chiếc vòng đặc biệt trong các bữa tiệc tại dinh thự của mình, thậm chí còn bị đồn đeo vòng quanh cổ con chó của bà. Món trang sức được cất giữ trong hầm có khóa được 3 người canh gác.
Bất hạnh đã đến với gia đình McLean. Năm 1919, cậu con trai nhỏ của họ bị ô tô đâm chết, hai vợ chồng ly hôn vào năm 1932. Ned bị bệnh tâm thần hành hạ và qua đời năm 1942. Evelyn mất năm 1947 vì viêm phổi.
Viên kim cương có chủ mới là Harry Winston. Năm 1958, người chủ này quyết định tặng viên kim cương cho Viện Smithsonian. Viên kim cương trở thành điểm thu hút chính của bảo tàng và hiếm khi được cho mượn, chỉ rời khỏi đây 4 lần ngắn ngủi trong hơn 60 năm qua. Hiện viên kim cương được nhận định trị giá 250-350 triệu USD.