当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

Ai có thể đánh bại ông Trump trong bầu cử tổng thống Mỹ 2020?_xem bảng xếp hạng anh

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 là một trong những sự kiện được mong chờ nhất trong lịch sử hiện đại. Việc một vị tổng thống bị xem là "ngày càng độc đoán,óthểđánhbạiôngTrumptrongbầucửtổngthốngMỹxem bảng xếp hạng anh thù hận và nguy hiểm" như ông Donald Trump có khả năng tái cử hay không có thể định hình nước Mỹ trong một thời gian dài tới đây.

{keywords}
 

Như thông lệ, cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay sẽ là xoay quanh sự tranh chấp giữa các ứng viên tổng thống thuộc hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Tuy nhiên, trước tiên, phe Dân chủ cần chọn ra ứng viên đại diện đảng đấu với ông Trump và lần này cuộc đua đang diễn ra đặc biệt trôi chảy.

Trong một bài phân tích mới đăng tải trên trang Project Syndicate, cây bút bình luận Elizabeth Drew đã đặt các ứng viên tiềm năng nhất của đảng Dân chủ lên bàn cân so sánh.

Theo bà Drew, nỗ lực lần thứ ba của cựu Phó Tổng thống Joe Biden nhằm giành chiếc ghế lãnh đạo đất nước đang có vẻ không khá hơn nhiều so với hai nỗ lực trước đây. Ông Biden là nhân vật được nhiều người thích, một người đàn ông đàng hoàng, thấu cảm và không có thủ đoạn. Song, ông Biden vẫn nhiều khả năng thất bại vì thiếu "phẩm chất tổng thống" và sự xa cách giúp truyền đạt rằng, bỏ qua ông sẽ không phải là điều khôn ngoan. Chính khách này cũng thiếu thông điệp để thu hút các lá phiếu ủng hộ. Gợi nhắc việc ông từng là phó tướng cho cựu Tổng thống Barack Obama hầu như không cho các cử tri thấy cách ông sẽ quản trị đất nước như thế nào.

Tương tự, không có gì đáng ngạc nhiên khi sức hấp dẫn cũng rời bỏ chiến dịch vận động tranh cử của Elizabeth Warren. Lúc ban đầu, nữ ứng cử viên này phản hồi các câu hỏi bằng tuyên bố: "Tôi có một kế hoạch cho việc đó". Bà hiểu về chính quyền trong nước và thu hút một lượng lớn người theo dõi say mê. Song, bà Warren dường như không nắm được rằng, việc ban hành quá nhiều chương trình mới là bất khả thi. Nhiều đồng nghiệp của bà tại Thượng viện, kể cả các đồng minh, tin bà sẽ không trụ được lâu. Họ không thích thái độ "dạy đời" của nữ chính khách này. Hiện tồn tại sự lạnh nhạt với bà mà tất cả các bức ảnh chụp "tự sướng" với những người hâm mộ cũng không thể vượt qua được.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cũng là một nạn nhân của sự hứa hẹn thái quá. Ông vẫn đang có màn thể hiện tốt nhất ở nhóm các cử tri trẻ nhất. Tuy nhiên, hầu hết các cử tri lớn tuổi hơn tỏ ra hoài nghi về cách ông sẽ chi trả cho mọi lời hứa của mình, bao gồm cả miễn tiền học phí tại các trường cao đẳng và đại học công lập cũng như xóa nợ cho sinh viên như thế nào.

Cả bà Warren và ông Sanders đều lâm vào rắc rối với chương trình "Chăm sóc y tế cho mọi người", một chế độ bảo hiểm sức khỏe đại chúng. Không ai chỉ ra cách thay thế Obamacare bằng hệ thống một đối tượng chi trả sẽ không làm tăng thuế đối với tầng lớp trung lưu như thế nào. Một số hiệp hội đã lên tiếng phản đối hệ thống đề xuất vì nó sẽ thay thế những kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt hơn mà họ đã đàm phán cũng như từ bỏ các lợi ích khác. (Bà Warren sau đó đã điều chỉnh đề xuất của mình, nhưng không thuyết phục).

Ông Sanders, một người tự xưng "ủng hộ chủ nghĩa xã hội dân chủ" là một nhân vật đáng lo ngại vào thời điểm mà sự đoàn kết của đảng được coi là thiết yếu để đánh bại ông Trump. Sự cứng nhắc về ý thức hệ của ông Sanders đã giới hạn lượng người ủng hộ và do đó ông đã thất bại trong việc gia tăng số cử tri sẽ bỏ phiếu cho mình. Mặc dù đã thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại New Hampshire, bang giáp ranh bang Vermont quê nhà của ông nhưng ứng viên Sanders chỉ giành được số phiếu ủng hộ thấp hơn 50% so với năm 2016. Song, ngay thời điểm này, không thể loại trừ khả năng lớn là ông sẽ nhận được sự đề cử của đảng.

Được hậu thuẫn bởi một đội ngũ truyền thông chính trị đang tìm kiếm một câu chuyện mới cùng màn tranh luận tốt 4 đêm trước cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire, Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar đã biến vị trí thứ 3 giành được tại đây (bà chỉ xếp thứ 5 ở cuộc bỏ phiếu trước đó tại bang Iowa) thành "sự trỗi dậy". Tuy nhiên, các cuộc tranh luận là dấu hiệu nghèo nàn về các ứng viên tổng thống. Chúng sát hạch khả năng yêu thích, sự thông minh và tầm nhìn, nhưng lại hé lộ rất ít về tính cách, sự phán đoán, tính tò mò, sự khôn ngoan và kỹ năng ngoại giao của các ứng viên.

Hiện tại, sự bứt phá của Klobuchar đang che mờ tai tiếng bà đối xử keo kiệt đối với đội ngũ nhân viên, điều khiến nữ ứng viên này gặp khó trong việc thu hút và giữ chân các trợ lý hàng đầu. Ngoài ra, bà Klobuchar còn thiếu một tầm nhìn. Bà tái nhắc kỷ lục ấn tượng của mình khi chiến thắng các cuộc bầu cử ở bang Minnesota, nơi bà không vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Bà cũng nhấn mạnh đến xuất thân khiêm tốn của mình (ông của bà chỉ là thợ khai thác than). Nhưng những gì bà không đề cập đến là sự ủng hộ của doanh nghiệp, bao gồm cả "đại gia" nông sản Cargill, một công ty do tư nhân nắm giữ lớn nhất trong lĩnh vực kinh nông nghiệp ở Mỹ. Đây cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất.

Pete Buttigieg, 38 tuổi, là hiện tượng đáng ngạc nhiên nhất trong cuộc đua trở thành ứng viên đại diện đảng Dân chủ, nhờ trí tuệ sắc bén và sự điềm tĩnh khác thường. Các đối thủ chế giễu kinh nghiệm chính trị khi ông chỉ là thị trưởng của một thành phố nhỏ (South Bend thuộc bang Indiana), nhưng điều đó lại giúp ông nắm vững cách thức hoạt động của các chương trình liên bang. Buttigieg từng tình nguyện tham gia quân đội và phục vụ ở Afghanistan. Ông cũng dành nhiều sự quan tâm cho chính sách đối ngoại hơn hầu hết các đối thủ, ngoại trừ ông Biden. Ứng cử viên này không e ngại chuyện mình là một người đồng tính đã kết hôn. Ông có khiếu hài hước và có thể đáp trả đối thủ một cách tinh tế theo cách gợi nhớ đến cựu Tổng thống Obama.

Tuy nhiên, liệu điều đó đã đủ chiến thắng? Bill Clinton chú trọng sự đồng cảm. Người Mỹ cũng từng nhìn thấy Obama khóc sau vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook năm 2012. Thật khó để tưởng tượng việc Buttigieg cũng rơi lệ. Ông có thể vẫn giữ cách thể hiện như một chuyên gia lập kế hoạch kín đáo của hãng tư vấn quản lý McKinsey như trước kia. Điều đó cũng như phần lớn các quyết định nhân sự gây tranh cãi hồi ông còn làm thị trưởng, có thể nêu bật khó khăn của ông cho đến nay trong việc thu hút sự ủng hộ từ các cử tri thuộc những nhóm người thiểu số.

Và mặc dù người ta có thể tưởng tượng trí tuệ sắc bén cũng như khiếu hài hước của Buttigieg có thể khiến ông Trump lâm vào thế yếu, nhưng hiện chưa rõ các cử tri toàn quốc có chấp nhận một ứng viên đồng tính như các cử tri Dân chủ hay không.

Một khi Mike Bloomberg, thị trưởng 3 nhiệm kỳ của thành phố New York nổi lên trong các cuộc thăm dò dư luận, ông bắt đầu bị săm soi  kỹ lưỡng hơn, đẩy ông vào thế bí. Ví dụ, ông bị buộc tội thù ghét phụ nữ trong các hoạt động kinh doanh và có thái độ phân biệt chủng tộc về cơ bản vì chương trình "kiểm tra đột xuất" (cho phép cảnh sát bất ngờ chặn một người đi đường họ cho là khả nghi và lục soát xem người này có sở hữu súng trái phép hay không) hồi còn đương chức thị trưởng. Các phát biểu thô tục của ông trước khi trở thành thị trưởng hiện cũng đang bị phát tán trên mạng.

Tuy nhiên, ông Bloomberg đã không ngần ngại chi dùng khối tài sản khổng lồ của mình để tự tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử và xây dựng các liên minh quan trọng bằng cách quyên góp cho các ứng cử viên và cung cấp những khoản trợ cấp đào tạo cho các thị trưởng, hầu hết là người da đen cũng như giúp phụ nữ thăng tiến.

Hơn thế nữa, kinh nghiệm quản lý cũng như khả năng bình tĩnh khiến ông Bloomberg hấp dẫn nhiều người. Song, điểm thu hút chính của chính khách này là, ông được đánh giá là ứng viên được trang bị tốt nhất để đánh bại Tổng thống Trump, người dường như đang bối rối trước viễn cảnh phải đối mặt với một đối thủ giàu có hơn ông nhiều.

Dùng tiền mua lợi thế chính trị có thể không công bằng hoặc sai trái, nhưng ông Trump hiện được xem là nhân vật gây lo lắng đến mức nhiều cử tri hiện dường như sẵn sàng bỏ qua những gì họ sẽ không bao giờ tha thứ trong bối cảnh khác. Đó là vì cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra đúng vào thời điểm khủng hoảng đối với nền dân chủ Mỹ.

Tuấn Anh

分享到: