Đường vào xã Hàm Minh,ãnghèoởBìnhThuậnnaykhôngthiếubiệtthựkeonhacai bongdatv huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận thẳng tắp, láng bê tông sạch sẽ. Hai bên đường, những vườn cây thanh long rộng lớn, xanh tốt, đang trong thời gian cho trái. Xen lẫn giữa vườn cây thanh long là những căn biệt thự xây theo phong cách hiện đại.
Đường vào thôn Minh Thành (xã Hàm Minh), cứ cách một đoạn lại có một căn biệt thự.
Căn nhà này là của vợ chồng bà Thu Hằng ở thôn Minh Tiến (xã Hàm Minh). Vợ chồng bà Hằng trước đây trồng cây thanh long. Sau đó, bà vừa trồng vừa đi thu mua thanh long, sơ chế rồi xuất đi nơi khác bán lại. Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng bà trở thành "đại gia" thanh long giữa vùng quê yên bình.
Ngôi nhà gồm ba tầng, rộng rãi. Nhìn từ xa, ngôi nhà như một tòa lâu đài nằm giữa vườn thanh thanh long rộng lớn. Những người thợ xây cho biết, ngôi nhà đã xây dựng được hơn hai năm. Hiện, đang trong giai đoạn hoàn thiện, được chủ trồng cây xanh xung quanh, làm sân bên ngoài.
Gia đình ông Linh, 50 tuổi chuyển từ Nghệ An vào xã Hàm Minh sống hơn 30 năm qua. Hiện vợ chồng ông có hơn 2 ngàn trụ thanh long. Trưa một ngày tháng 9, sau khi bỏ hết hai xe rơm cho những trụ thanh long, ông cùng vợ vào nhà pha nước uống, nghỉ một lúc cho mát.
Ông Linh kể, những ngày đầu vợ chồng ông mới đến xã Hàm Minh làm kinh tế, cuộc sống người dân ở xã rất nghèo khó. Đất đai khô cằn, thiếu dưỡng chất. Mỗi năm người dân nơi đây chỉ trồng được một vụ lúa tùy thuộc nguồn nước, cùng một số loại cây ngắn ngày, nhưng không đủ sống. Nhiều gia đình trong xã phải làm kinh tế bằng cách đi làm công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn…
Cuối những năm 90, việc trồng cây thanh long mới bắt đầu ở xã Hàm Minh. Ban đầu, chỉ một vài nhà trồng thử nghiệm trên trụ gỗ, chong đèn bằng máy chạy dầu. Năng suất khi đó cũng không nhiều. "Lúc đó, chúng tôi chỉ thu hoạch thanh long vào mùa mưa, mùa nắng thì chịu", ông Linh nhớ lại.
Việc trồng cây thanh long trên những trụ gỗ dễ làm cây gãy, mối mọt, vì vậy, các hộ gia đình nghiên cứu để trồng cây theo phương pháp mới. Họ thay thế trụ gỗ bằng trụ bê tông để cây có độ bám tốt, tình trạng sâu bệnh, mối mọt cũng giảm đi rất nhiều.
Cây thanh long cho năng suất nhiều hơn từ khi điện về xã Hàm Minh. Ngoài dùng trụ bê tông để trồng cây, vào mùa nắng nóng, người dân chong điện vào ban đêm để cây cho trái. "Cứ 3-4 tháng, chúng tôi thu hoạch một vụ thanh long. Trước đây, điện chưa có, chúng tôi chỉ thu hoạch mỗi năm 1-2 vụ. Còn giờ thì cây cho trái quanh năm", ông Linh nói.
Từ từ, nhà này thấy nhà kia trồng thanh long có kinh tế mới bắt tay vào khai hoang đất, đúc trụ, mua giống về trồng. Hiện nay, hầu hết gia đình trong xã đều trồng loại cây này. Gia đình nào nhiều thì vài ngàn trụ, gia đình ít cũng vài trăm trụ thanh long. Kinh tế người dân cũng dần khá hơn. Nhiều nhà trong xã xây được biệt thự, mua được ô tô để đi lại. Nhiều người đến các khu công nghiệp làm công nhân, khi về quê, thấy các hộ gia đình trồng thanh long khấm khá cũng về lại địa phương làm kinh tế bằng việc trồng cây thanh long.
Theo ông Linh, việc trồng cây thanh long đòi hỏi phải kết hợp sự tính toán, siêng năng, tiết kiệm, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài những người có thu nhập tốt từ công việc này thì cũng có người đã gặp thất bại. "Năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thương lái ít mua nên giá bán giảm, thu nhập của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng", ông Linh nói.
Ông Thái Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Minh cho biết, cả xã có 2.468 hộ dân, với 11.500 nhân khẩu, phân bố ở ba thôn: Minh Tiến, Minh Thành và Minh Hòa. Hiện nay, các hộ gia đình trong xã đều trồng cây thanh long. Nhà trồng nhiều thì vài ngàn trụ, nhà trồng ít cũng vài trăm trụ thanh long. Có người ngoài trồng còn đi thu mua rồi bán lại để tăng thu nhập. "Nhờ cây thanh long mà xã Hàm Minh đã thoát nghèo thành công. Hiện xã tôi đã được công nhận là xã nông thôn mới", ông Giang nói.