Chú Phạm Văn Hóa năm nay đã 67 tuổi,úbảovệnghèobơvơtrêngiườngbệnhconkhônglonổitriệuđồngviệnphíkeo nha cai ty le khá trầm lặng, lời nói có phần cộc mịch. Thuở nhỏ, chú nào có được học hành, lớn lên chỉ biết đi làm mướn, làm bảo vệ. Mãi đến năm ngoái, khi chân bị đau, đi lại khó khăn, chú mới nghỉ việc. Những năm trước, với đồng lương còm cõi chưa nổi 5 triệu đồng, chú chẳng để dành được đồng nào, đến lúc bị đau chân thì cứ nghĩ rằng do xương khớp tuổi già nên cũng cố chịu đựng.
Trong phòng bệnh, ai cũng có người thân chăm sóc, chỉ chú Hóa lẻ loi một mình. |
Đầu tháng 3, khi cơn đau hành hạ cả ngày lẫn đêm khiến chú ăn ngủ không yên. Lúc này, 2 người con mới hay chuyện, vay mượn tiền cho cha đi khám. Ai cũng nghĩ rằng chỉ tốn vài triệu đồng tiền khám và mua thuốc là qua, chẳng ngờ bác sĩ yêu cầu chú phải nhập viện liền.
“Bác sĩ nói tôi bị hoại tử chỏm xương đùi trái, phải phẫu thuật thay khớp háng. Tôi cũng chẳng biết vì sao lại bị vậy, nhưng 'trời kêu ai nấy dạ' thôi. Nghe bác sĩ nói số tiền dự kiến những 60 triệu đồng, tôi phân vân lắm, chữa hay không chữa thì cũng thành gánh nặng của con cái, chúng lại nghèo...”, chú Hóa tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Lan và anh Phạm Văn Tràng sau đó đã thống nhất cùng vay mượn để có tiền phẫu thuật cho cha, nhưng hỏi khắp nơi cũng chưa được 40 triệu đồng. Họ đành cầu xin bác sĩ cứu cha trước, chi phí sẽ lo dần.
Bác sĩ dự kiến chi phí điều trị cho chú là 60 triệu đồng, nhưng 2 người con vay mượn khắp nơi cũng chưa được 40 triệu. |
Thế nhưng, chị Lan và anh Tràng đều khổ. Gia đình anh Tràng sống cùng cha trong căn nhà cấp 4 nho nhỏ ở ấp Cát Lái, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Vợ chồng anh thường đi làm mướn ở cảng Cát Lái, tuy nhiên công việc bấp bênh, nhất là trong mùa dịch. Cả hai phắt bóp lắm mới đủ trang trải chi phí sinh hoạt và tiền học của con.
Còn gia đình chị Lan vẫn phải chen chúc trong căn phòng trọ. Chồng chị làm bảo vệ nhưng đã thất nghiệp vài tháng nay. Trước đây chị cũng đi làm mướn, gần một năm nay thì nghỉ làm để chăm sóc cháu ngoại cho con gái đi làm.
Chị Lan giãi bày: “Con gái tôi đi bán quần áo cho người ta ở bên quận 2 này (TP. Thủ Đức). Lương bèo bọt lắm nhưng vẫn còn hơn nếu nó nghỉ và tôi đi làm. Mà nuôi đứa nhỏ tốn kém nhiều thứ quá, thành ra chỉ thiếu chứ chẳng bao giờ có dư”.
Chị Lan cũng cho biết thêm, vợ chồng chú Hóa đã ly dị từ lâu. Người thân vẫn còn nhưng ở xa, ai cũng khó khăn nên mạnh ai nấy sống. Giờ nằm viện chỉ có 2 đứa con lo mượn tiền bạc. Nhiều ngày nay, chị cứ chạy đi chạy về giữa bệnh viện và nhà, vừa chăm sóc cha, vừa phải trông cháu ngoại.
“Tôi đang nấu cháo để lát mang vào viện cho cha, mua ngoài tốn tiền quá, đi lại cũng cực lắm cô ạ. Nhưng giờ chúng tôi lo nhất là đang còn thiếu tiền điều trị, đúng là cùng đường rồi”, chị Lan lo lắng.
Hoàn cảnh của gia đình chú Hóa được các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương (Bệnh viện Lê Văn Thịnh) biết đến và sẻ chia. Phòng Công tác xã hội của bệnh viện cũng đã liên hệ đến Báo VietNamNet, mong làm cầu nối giúp gia đình gặp được nhiều vòng tay nhân ái, có đủ chi phí điều trị và tái khám trong thời gian tới.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
评论专区